Lần đầu tiên kể từ khi vị vua đầu tiên của "đất nước mặt trời mọc" lên ngôi cách nay hơn 2.500 năm, ý tưởng về đạo luật chính thức công nhận một phụ nữ ở ngôi cao chí tôn lại có thể tiến gần đến hiện thực như vậy.
Với tất cả trách nhiệm và sự tỉnh táo, hôm qua hội đồng cố vấn cho Thủ tướng Junichiro Koizumi, đứng đầu là cựu hiệu trưởng Đại học Tokyo, ông Hiroyuki Yoshikawa, đã hoàn tất dự thảo đề nghị cho các thành viên nữ trong hoàng gia Nhật Bản quyền kế vị ngôi vua ở nước này.
Nếu sau đó Quốc hội Nhật chuẩn y phương án mới thì cô bé Aiko 3 tuổi, con của bà Masako và thái tử Naruhito, sẽ phải bắt đầu những tháng ngày dài học làm nữ hoàng đằng sau những bức tường cổ kính của hoàng cung
Khủng hoảng hoàng tử
Thực tế là cuộc họp lần thứ 15 của hội đồng cố vấn ngày 7-11 đã cân nhắc cả hai phương án: một là trao quyền ưu tiên cho đứa trẻ có "vai vế" cao nhất trong hoàng tộc được kế vị ngôi vua, dù đó là nam hay nữ; hai là trao quyền ưu tiên kế vị cho người con trai lớn nhất, cho dù còn có rất nhiều bà chị sinh ra trước cậu trai này. Từ trước tới nay việc kế vị vương quyền ở Nhật hầu hết theo phương án hai.
Nhưng đa số thành viên trong cuộc họp hội đồng cố vấn ngày 7-11 lại ủng hộ phương án thứ nhất. Nguyên nhân là từ năm 1965 đến nay, hoàng gia của Nhật có thêm hậu duệ là chín công chúa mà không hề có một hoàng tử.
Áp lực sinh nở nặng nề đến nỗi vào năm 2003, vợ của thái tử Naruhito, bà Masako, một trí thức được đào tạo về ngoại giao ở Đại học Harvard và Oxford, phải đi điều dưỡng vì khủng hoảng tinh thần sau khi sinh con gái.
Có nhiều lý do để nghĩ rằng người Nhật rồi sẽ có nữ hoàng vì Thủ tướng Koizumi đã vài lần hào hứng cho biết sẽ trình bản sửa đổi của dự luật về hoàng gia trong khóa họp quốc hội tháng giêng năm tới.
Một thăm dò dư luận của Hiệp hội Công luận Nhật tiến hành trong tháng này cũng cho thấy có tới 84% người Nhật ủng hộ cuộc cải cách này. Đơn giản là người dân Nhật sống quá lâu trong một xã hội có quá nhiều qui ước, trong đó có chuyện kỳ thị phụ nữ, nên ưa thích cách mạng.
Các ông hoàng lên tiếng
Tuy nhiên, "phe bảo thủ" cũng không dễ dàng để yên cho những người cách tân tha hồ quyết định. Một hoàng tử 59 tuổi tên Tomohito là anh em bà con của Nhật hoàng Akihito vừa công bố một lá thư đề nghị phục hồi tư cách hoàng tộc cho những người đã bị sắc luật năm 1947 tước đi.
Vào năm đó, sắc luật đã ra đời để "tinh giản" bớt các nhánh trong hoàng tộc đối với những nhánh nào cạn kiệt người nối dõi hoặc có con bất hợp pháp, con nuôi.
Theo ông Tomohito, chỉ cần phục hồi lại tư cách cho những người này thì hoàng tộc Nhật sẽ có ngay đàn ông để kế thừa vương vị.
"Mặc dù trong lịch sử 125 triều vua của Nhật Bản từng có tám hoàng đế là phụ nữ, nhưng tám vị này đều không chồng hoặc góa chồng nên việc nối dõi giữa những hoàng đế nam xem như được duy trì. Hơn nữa, người dân tôn kính hoàng gia là "trái tim của đất nước", "dòng dõi lâu đời nhất", "khuôn mẫu nguyên thủy của nước Nhật" nên việc giữ gìn sự kế vị của những người đàn ông là cần thiết" - ông Tomohito lập luận.
Chưa biết mọi chuyện sẽ được dẫn dắt đến đâu nhưng dư luận ở Nhật đã bắt đầu lo ngại cho tương lai hôn nhân và hạnh phúc của cô công chúa nhỏ Aiko. Cuộc sống mực thước đằng sau những bức tường hoàng cung giữa thời đại ngày mỗi nhiều tự do như hiện nay quả là không dễ thở.
(Theo Yomiuri Shimbun, Asahi Shimbun)
Với tất cả trách nhiệm và sự tỉnh táo, hôm qua hội đồng cố vấn cho Thủ tướng Junichiro Koizumi, đứng đầu là cựu hiệu trưởng Đại học Tokyo, ông Hiroyuki Yoshikawa, đã hoàn tất dự thảo đề nghị cho các thành viên nữ trong hoàng gia Nhật Bản quyền kế vị ngôi vua ở nước này.
Nếu sau đó Quốc hội Nhật chuẩn y phương án mới thì cô bé Aiko 3 tuổi, con của bà Masako và thái tử Naruhito, sẽ phải bắt đầu những tháng ngày dài học làm nữ hoàng đằng sau những bức tường cổ kính của hoàng cung
Khủng hoảng hoàng tử
Thực tế là cuộc họp lần thứ 15 của hội đồng cố vấn ngày 7-11 đã cân nhắc cả hai phương án: một là trao quyền ưu tiên cho đứa trẻ có "vai vế" cao nhất trong hoàng tộc được kế vị ngôi vua, dù đó là nam hay nữ; hai là trao quyền ưu tiên kế vị cho người con trai lớn nhất, cho dù còn có rất nhiều bà chị sinh ra trước cậu trai này. Từ trước tới nay việc kế vị vương quyền ở Nhật hầu hết theo phương án hai.
Nhưng đa số thành viên trong cuộc họp hội đồng cố vấn ngày 7-11 lại ủng hộ phương án thứ nhất. Nguyên nhân là từ năm 1965 đến nay, hoàng gia của Nhật có thêm hậu duệ là chín công chúa mà không hề có một hoàng tử.
Áp lực sinh nở nặng nề đến nỗi vào năm 2003, vợ của thái tử Naruhito, bà Masako, một trí thức được đào tạo về ngoại giao ở Đại học Harvard và Oxford, phải đi điều dưỡng vì khủng hoảng tinh thần sau khi sinh con gái.
Có nhiều lý do để nghĩ rằng người Nhật rồi sẽ có nữ hoàng vì Thủ tướng Koizumi đã vài lần hào hứng cho biết sẽ trình bản sửa đổi của dự luật về hoàng gia trong khóa họp quốc hội tháng giêng năm tới.
Một thăm dò dư luận của Hiệp hội Công luận Nhật tiến hành trong tháng này cũng cho thấy có tới 84% người Nhật ủng hộ cuộc cải cách này. Đơn giản là người dân Nhật sống quá lâu trong một xã hội có quá nhiều qui ước, trong đó có chuyện kỳ thị phụ nữ, nên ưa thích cách mạng.
Các ông hoàng lên tiếng
Tuy nhiên, "phe bảo thủ" cũng không dễ dàng để yên cho những người cách tân tha hồ quyết định. Một hoàng tử 59 tuổi tên Tomohito là anh em bà con của Nhật hoàng Akihito vừa công bố một lá thư đề nghị phục hồi tư cách hoàng tộc cho những người đã bị sắc luật năm 1947 tước đi.
Vào năm đó, sắc luật đã ra đời để "tinh giản" bớt các nhánh trong hoàng tộc đối với những nhánh nào cạn kiệt người nối dõi hoặc có con bất hợp pháp, con nuôi.
Theo ông Tomohito, chỉ cần phục hồi lại tư cách cho những người này thì hoàng tộc Nhật sẽ có ngay đàn ông để kế thừa vương vị.
"Mặc dù trong lịch sử 125 triều vua của Nhật Bản từng có tám hoàng đế là phụ nữ, nhưng tám vị này đều không chồng hoặc góa chồng nên việc nối dõi giữa những hoàng đế nam xem như được duy trì. Hơn nữa, người dân tôn kính hoàng gia là "trái tim của đất nước", "dòng dõi lâu đời nhất", "khuôn mẫu nguyên thủy của nước Nhật" nên việc giữ gìn sự kế vị của những người đàn ông là cần thiết" - ông Tomohito lập luận.
Chưa biết mọi chuyện sẽ được dẫn dắt đến đâu nhưng dư luận ở Nhật đã bắt đầu lo ngại cho tương lai hôn nhân và hạnh phúc của cô công chúa nhỏ Aiko. Cuộc sống mực thước đằng sau những bức tường hoàng cung giữa thời đại ngày mỗi nhiều tự do như hiện nay quả là không dễ thở.
(Theo Yomiuri Shimbun, Asahi Shimbun)
Có thể bạn sẽ thích