Cô gái Nhật Kunika Onishi đến Trung Quốc để học tiếng được tròn một năm, cô vẫn ở đó và không có ý định về nước. Onishi là một trong số nhiều người đến Trung Quốc, yêu đất nước này và lập nghiệp ở đây.
Onishi, 38 tuổi, đau khổ nhìn những cuộc biểu tình tại mảnh đất mà cô chọn làm quê hương thứ hai này và từ văn phòng của mình, cô đã chứng kiến những cánh cửa sổ của sứ quán Nhật bị ném vỡ.
"Tôi không thấy sợ", Onishi nói thứ tiếng Trung chỉ pha một chút chất giọng Nhật. "Tôi không thấy những vụ biểu tình này có gì liên quan đến cá nhân mình song chúng tác động đến tôi. Khi nhìn thấy cảnh này tôi thấy tim mình tan nát".
Tình trạng bạo động khiến những người Nhật sống ở Trung Quốc nhớ lại những mối thù hằn nhiều thập kỷ cũng như sự cạnh tranh giữa hai nước láng giềng.
Đa số người Nhật ở Trung Quốc là những người làm công ăn lương và làm việc cho các công ty Nhật. Nhưng hàng nghìn người khác làm nghề tự do, họ đến đó kiếm việc làm khi nền kinh tế trong nước rơi vào tình trạng suy thoái hoặc chỉ để thoát khỏi xã hội giàu có nhưng ngột ngạt ở quê nhà.
Họ mở các nhà hàng Nhật, chụp ảnh hoặc làm phóng viên tự do cho các tờ báo và tạp chí tiếng Nhật. Nhu cầu học tiếng Nhật ở Trung Quốc cũng đang lên cao khi trao đổi thương mại giữa hai nước tăng cao. Và ngày càng nhiều người Nhật lấy vợ Trung rồi có con.
"Ở đại học tôi học tiếng Pháp. Giờ thì ai ai cũng học tiếng Trung", Junko Haraguchi, một phóng viên tự do sinh ở Tokyo và sống ở Bắc Kinh 12 năm, cho hay. "Có rất nhiều thanh niên Nhật hiểu biết về Trung Quốc".
Nhật Bản cho biết hơn 73.000 công dân của họ sống ở Trung Quốc song đó chỉ là tính theo visa cư trú. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng con số thực sự có lẽ vào khoảng 400.000 người và hầu hết số đó dùng visa du lịch và làm ăn.
Nhật đã khuyến cáo công dân của họ ở Trung Quốc chú ý đến an ninh khi làm sóng biểu tình bắt đầu cách đây vài tuần. Những người biểu tình phản đối cuộc chạy đua của Tokyo giành ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an và cáo buộc rằng Nhật tô hồng quá khứ thực dân.
Tuy nhiên, những người Nhật bình thường đã cố gắng để cuộc sống của họ vẫn tiếp diễn như thường lệ. Tại Thượng Hải, nơi khoảng 20.000 người biểu tình ném đá vào tòa lãnh sự và phá phách các nhà hàng Nhật, trường tiếng Nhật dành cho học sinh nước ngoài đã mở cửa trở lại hôm thứ hai.
Giới chức Trung Quốc khẳng định rằng họ bất bình với các nhà lãnh đạo Nhật chứ không phải đối với người dân. Nhiều người Nhật cho biết những người bạn Trung Quốc của họ cũng có quan điểm đó.
"Mấy người bạn Trung Quốc của tôi cho biết họ thực sự không thích chính phủ Nhật, song vẫn khẳng định tôi là người bạn tốt", Takefumi Chinushi, một đầu bếp sinh ở Hiroshima và đang có một nhà hàng ở Bắc Kinh, cho hay.
Chinushi, 36 tuổi, đến Trung Quốc 1999 sau nhiều lần thăm nước này và một năm học tại Đại học Bắc Kinh. Anh cưới một cô vợ Trung Quốc, có hai con trai và mua một căn hộ.
"Chẳng có ai phản đối khi chúng tôi lấy nhau. Ông bà nhạc của tôi nói rằng tôi là con trai họ. Tôi cảm thấy mình nửa Trung nửa Nhật".
Chinushi nói một cách đầy tự hào rằng trong giai đoạn dịch SARS hoành hành tại Trung Quốc năm 2003, trong khi nhiều nhà hàng phải giảm bớt nhân viên vì ế khách thì công việc làm ăn của anh vẫn rất tốt và giữ được 18 nhân viên.
Anh lắc đầu và thở dài ngao ngán khi được hỏi về tranh cãi xung quanh cuốn sách giáo khoa lịch sử của Nhật và việc Trung Quốc tức giận vì Nhật không chịu bồi thường cho các nạn nhân dưới thời thực dân.
"Chúng tôi cần dần dần giải quyết cuộc xung đột này", anh nói.
Một nhóm người Nhật cũng có họ hàng ở đông bắc Trung Quốc khi nước này chịu sự đô hộ của Tokyo hồi những năm 1930 và 1940. Seiji Ozawa, cựu chỉ huy dàn nhạc Boston, sinh ra tại vùng này.
Người Nhật bắt đầu ồ ạt trở lại Trung Quốc vào giữa những năm 1990 khi nền kinh tế Nhật suy thoái.
"Tôi biết có những vị cha mẹ đưa con đến Trung Quốc vì họ không thể kiếm được việc làm và gia đình họ lo rằng họ sẽ là trở thành những kẻ ăn bám", Onishi cho biết.
Haraguchi đến Trung Quốc năm 1993 khi chồng cô được công ty cử đến đó. Cô thích nước này đến mức khi chồng trở về Tokyo thì cô vẫn ở lại Bắc Kinh và chỉ về thăm chồng mỗi năm hai lần.
"Trung Quốc thú vị hơn và thay đổi từng ngày. Nhật thay đổi chậm chạp hơn", Haraguchi nói. "Tôi không có ý định trở về Nhật".
(Theo vnexpress.net)
Onishi, 38 tuổi, đau khổ nhìn những cuộc biểu tình tại mảnh đất mà cô chọn làm quê hương thứ hai này và từ văn phòng của mình, cô đã chứng kiến những cánh cửa sổ của sứ quán Nhật bị ném vỡ.
"Tôi không thấy sợ", Onishi nói thứ tiếng Trung chỉ pha một chút chất giọng Nhật. "Tôi không thấy những vụ biểu tình này có gì liên quan đến cá nhân mình song chúng tác động đến tôi. Khi nhìn thấy cảnh này tôi thấy tim mình tan nát".
Tình trạng bạo động khiến những người Nhật sống ở Trung Quốc nhớ lại những mối thù hằn nhiều thập kỷ cũng như sự cạnh tranh giữa hai nước láng giềng.
Đa số người Nhật ở Trung Quốc là những người làm công ăn lương và làm việc cho các công ty Nhật. Nhưng hàng nghìn người khác làm nghề tự do, họ đến đó kiếm việc làm khi nền kinh tế trong nước rơi vào tình trạng suy thoái hoặc chỉ để thoát khỏi xã hội giàu có nhưng ngột ngạt ở quê nhà.
Họ mở các nhà hàng Nhật, chụp ảnh hoặc làm phóng viên tự do cho các tờ báo và tạp chí tiếng Nhật. Nhu cầu học tiếng Nhật ở Trung Quốc cũng đang lên cao khi trao đổi thương mại giữa hai nước tăng cao. Và ngày càng nhiều người Nhật lấy vợ Trung rồi có con.
"Ở đại học tôi học tiếng Pháp. Giờ thì ai ai cũng học tiếng Trung", Junko Haraguchi, một phóng viên tự do sinh ở Tokyo và sống ở Bắc Kinh 12 năm, cho hay. "Có rất nhiều thanh niên Nhật hiểu biết về Trung Quốc".
Nhật Bản cho biết hơn 73.000 công dân của họ sống ở Trung Quốc song đó chỉ là tính theo visa cư trú. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng con số thực sự có lẽ vào khoảng 400.000 người và hầu hết số đó dùng visa du lịch và làm ăn.
Nhật đã khuyến cáo công dân của họ ở Trung Quốc chú ý đến an ninh khi làm sóng biểu tình bắt đầu cách đây vài tuần. Những người biểu tình phản đối cuộc chạy đua của Tokyo giành ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an và cáo buộc rằng Nhật tô hồng quá khứ thực dân.
Tuy nhiên, những người Nhật bình thường đã cố gắng để cuộc sống của họ vẫn tiếp diễn như thường lệ. Tại Thượng Hải, nơi khoảng 20.000 người biểu tình ném đá vào tòa lãnh sự và phá phách các nhà hàng Nhật, trường tiếng Nhật dành cho học sinh nước ngoài đã mở cửa trở lại hôm thứ hai.
Giới chức Trung Quốc khẳng định rằng họ bất bình với các nhà lãnh đạo Nhật chứ không phải đối với người dân. Nhiều người Nhật cho biết những người bạn Trung Quốc của họ cũng có quan điểm đó.
"Mấy người bạn Trung Quốc của tôi cho biết họ thực sự không thích chính phủ Nhật, song vẫn khẳng định tôi là người bạn tốt", Takefumi Chinushi, một đầu bếp sinh ở Hiroshima và đang có một nhà hàng ở Bắc Kinh, cho hay.
Chinushi, 36 tuổi, đến Trung Quốc 1999 sau nhiều lần thăm nước này và một năm học tại Đại học Bắc Kinh. Anh cưới một cô vợ Trung Quốc, có hai con trai và mua một căn hộ.
"Chẳng có ai phản đối khi chúng tôi lấy nhau. Ông bà nhạc của tôi nói rằng tôi là con trai họ. Tôi cảm thấy mình nửa Trung nửa Nhật".
Chinushi nói một cách đầy tự hào rằng trong giai đoạn dịch SARS hoành hành tại Trung Quốc năm 2003, trong khi nhiều nhà hàng phải giảm bớt nhân viên vì ế khách thì công việc làm ăn của anh vẫn rất tốt và giữ được 18 nhân viên.
Anh lắc đầu và thở dài ngao ngán khi được hỏi về tranh cãi xung quanh cuốn sách giáo khoa lịch sử của Nhật và việc Trung Quốc tức giận vì Nhật không chịu bồi thường cho các nạn nhân dưới thời thực dân.
"Chúng tôi cần dần dần giải quyết cuộc xung đột này", anh nói.
Một nhóm người Nhật cũng có họ hàng ở đông bắc Trung Quốc khi nước này chịu sự đô hộ của Tokyo hồi những năm 1930 và 1940. Seiji Ozawa, cựu chỉ huy dàn nhạc Boston, sinh ra tại vùng này.
Người Nhật bắt đầu ồ ạt trở lại Trung Quốc vào giữa những năm 1990 khi nền kinh tế Nhật suy thoái.
"Tôi biết có những vị cha mẹ đưa con đến Trung Quốc vì họ không thể kiếm được việc làm và gia đình họ lo rằng họ sẽ là trở thành những kẻ ăn bám", Onishi cho biết.
Haraguchi đến Trung Quốc năm 1993 khi chồng cô được công ty cử đến đó. Cô thích nước này đến mức khi chồng trở về Tokyo thì cô vẫn ở lại Bắc Kinh và chỉ về thăm chồng mỗi năm hai lần.
"Trung Quốc thú vị hơn và thay đổi từng ngày. Nhật thay đổi chậm chạp hơn", Haraguchi nói. "Tôi không có ý định trở về Nhật".
(Theo vnexpress.net)
Có thể bạn sẽ thích