Washington và Tokyo đã cơ bản đồng ý thử nghiệm hệ thống tên lửa đặt trên biển vào tháng 3 năm sau tại Hawaii sau khi thử hệ thống phòng thủ SM-3.
Nếu cuộc thử nghiệm thành công, nó sẽ khuyến khích Mỹ và Nhật tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực lá chắn tên lửa - nhằm đương đầu với mối đe doạ từ CHDCND Triều Tiên, quốc gia có ý định thử nghiệm hạt nhân.
Theo kế hoạch, hai nước sẽ thử nghiệm hệ thống phòng thủ nâng cấp SM-3 vào tháng 9 và tiếp đó tiến hành thử nghiệm đánh chặn khoảng 7 tháng sau đó. Một tên lửa đánh chặn được phóng từ tàu tuần dương Lake Erie của Hải quân Mỹ sẽ có nhiệm vụ phá huỷ một mục tiêu bay lên từ địa điểm cách đó vài trăm km.
Sau khi thử nghiệm, hai nước sẽ dùng chóp nón ở đầu tên lửa mà họ cùng phát triển để đánh giá khả năng bảo vệ tên lửa đánh chặn khỏi nhiệt ma sát. Hồi đầu tháng 2, Cục trưởng Cục phòng vệ Nhật Yoshinori Ono và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã nhất trí chuyển giai đoạn nghiên cứu sang phát triển.
Dự án nghiên cứu tên lửa chung giữa Mỹ và Nhật liên quan tới 4 bộ phần gồm cả chóp nón đầu tên lửa, cảm ứng hồng ngoại, đầu đạn động lực. Hai nước bắt đầu hợp tác nghiên cứu và triển khai dự án tên lửa đánh chặn vào năm 1999 sau khi CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa bay qua Nhật tới Thái Bình Dương vào tháng 8/1998.
Thoả thuận thử nghiệm tên lửa đánh chặn giữa Mỹ và Nhật được đưa ra vào đúng thời điểm Quốc hội Nhật xem xét sửa đổi luật để tạo điều kiện cho lực lượng phòng vệ nước này kích hoạt hệ thống tên lửa đánh chặn.
Theo Hoài Linh
Vietnamnet/Kyodo
Nếu cuộc thử nghiệm thành công, nó sẽ khuyến khích Mỹ và Nhật tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực lá chắn tên lửa - nhằm đương đầu với mối đe doạ từ CHDCND Triều Tiên, quốc gia có ý định thử nghiệm hạt nhân.
Theo kế hoạch, hai nước sẽ thử nghiệm hệ thống phòng thủ nâng cấp SM-3 vào tháng 9 và tiếp đó tiến hành thử nghiệm đánh chặn khoảng 7 tháng sau đó. Một tên lửa đánh chặn được phóng từ tàu tuần dương Lake Erie của Hải quân Mỹ sẽ có nhiệm vụ phá huỷ một mục tiêu bay lên từ địa điểm cách đó vài trăm km.
Sau khi thử nghiệm, hai nước sẽ dùng chóp nón ở đầu tên lửa mà họ cùng phát triển để đánh giá khả năng bảo vệ tên lửa đánh chặn khỏi nhiệt ma sát. Hồi đầu tháng 2, Cục trưởng Cục phòng vệ Nhật Yoshinori Ono và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã nhất trí chuyển giai đoạn nghiên cứu sang phát triển.
Dự án nghiên cứu tên lửa chung giữa Mỹ và Nhật liên quan tới 4 bộ phần gồm cả chóp nón đầu tên lửa, cảm ứng hồng ngoại, đầu đạn động lực. Hai nước bắt đầu hợp tác nghiên cứu và triển khai dự án tên lửa đánh chặn vào năm 1999 sau khi CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa bay qua Nhật tới Thái Bình Dương vào tháng 8/1998.
Thoả thuận thử nghiệm tên lửa đánh chặn giữa Mỹ và Nhật được đưa ra vào đúng thời điểm Quốc hội Nhật xem xét sửa đổi luật để tạo điều kiện cho lực lượng phòng vệ nước này kích hoạt hệ thống tên lửa đánh chặn.
Theo Hoài Linh
Vietnamnet/Kyodo
Có thể bạn sẽ thích