Việc làm Nằm ngoài đối tượng "Tiền hỗ trợ nghỉ việc" , sinh viên bị mất việc làm thêm : “Những người lao động ở vị trí yếu đang bất lực tuyệt vọng”.

Việc làm Nằm ngoài đối tượng "Tiền hỗ trợ nghỉ việc" , sinh viên bị mất việc làm thêm : “Những người lao động ở vị trí yếu đang bất lực tuyệt vọng”.

Đang xuất hiện những người được yêu cầu nghỉ làm sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp được đưa ra. Công ty có nghĩa vụ trả tiền "trợ cấp nghỉ việc " cho người nghỉ việc, nhưng trường hợp thực tế không được trả không phải là ít . Do đó, chính phủ đã tạo ra một hệ thống gọi là "tiền hỗ trợ nghỉ việc" vào năm ngoái để những người lao động này có thể nhận tiền trực tiếp từ nhà nước. Tuy nhiên, có một “cạm bẫy” là bạn sẽ không thể xin tiền hỗ trợ nếu vướng vào một điều kiện nào đó. Do đó, một số người lao động bị bỏ lại trong hệ thống mà không nhận được trợ cấp nghỉ việc hoặc tiền hỗ trợ nghỉ việc.

Không có trợ cấp cho việc làm "thuê theo ngày"?

"Tuyên bố tình trạng khẩn cấp đã đưa vào khi những người lao động ở vị trí yếu đang bất lực tuyệt vọng. Có sự nghi ngờ cho nhà nước và các chính trị gia."

Một người đàn ông khoảng 20 tuổi theo học tại một trường đại học ở Tokyo phàn nàn. Vào thời điểm tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào mùa xuân năm ngoái, cậu nói rằng mình đã phải trải qua một trải nghiệm cay đắng khi không thể nhận trợ cấp nghỉ việc từ công ty cậu làm việc và bị nằm ngoài đối tượng nhận tiền hỗ trợ nghỉ việc của nhà nước.

Vào tháng 1 năm nay, chính phủ lại ban hành tuyên bố tình trạng khẩn cấp . Lần này, chủ yếu là các nhà hàng bị tạm ngừng hoạt động kinh doanh mà chính quyền đã yêu cầu hạn chế kinh doanh, và người đàn ông này lo lắng rằng sẽ có nhiều trường hợp không được đền bù như mình.

Một người đàn ông đã làm nhân viên văn phòng bán thời gian tại một công ty tổ chức sự kiện ở Tokyo. Vào tháng 4 năm ngoái, khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp lần đầu tiên được ban hành, công ty đã nói với anh rằng sẽ tạm thời không kinh doanh nữa. Anh không có ca làm việc và không có lương.bCông ty liên lạc lại với anh vào cuối tháng 7, hơn ba tháng sau. Anh ta được thông báo rằng “ không còn việc để làm việc bán thời gian.” Vì vậy, người đàn ông này đã yêu cầu công ty trả tiền "trợ cấp nghỉ việc" cho tháng 4 đến tháng 7 khi anh ta không thể làm việc.

Luật Tiêu chuẩn Lao động yêu cầu các doanh nghiệp phải trả hơn 60% mức lương trung bình của nhân viên dưới dạng trợ cấp nghỉ việc khi người lao động được cho nghỉ vì lý do của công ty. Yêu cầu của người đàn ông cũng dựa trên quy tắc này. Tuy nhiên, phản ứng của công ty về việc này là ...

"Đó là hợp đồng thuê theo ngày, và chúng tôi không có nghĩa vụ phải trả tiền trợ cấp nghỉ việc"

Chuyện gì đang diễn ra vậy?

Việc làm thuê theo ngày là cách làm việc gần gũi với hình ảnh “lao động ban ngày” bằng cách ký hợp đồng lao động thuê theo ngày tùy theo công việc. Người đàn ông liên tục làm việc cho công ty và không hề biết rằng họ là những công nhân "làm thuê theo ngày". Tuy nhiên, công ty tuyên bố rằng họ đã làm hợp đồng lao động thuê theo ngày với người đàn ông.

Nếu điều này xảy ra, sẽ không dễ dàng để yêu cầu trợ cấp nghỉ việc. Điều kiện được hưởng trợ cấp nghỉ việc là nghỉ ngày đáng lẽ bạn đi làm để thuận tiện cho việc điều hành của công ty, nhưng trường hợp đi làm hàng ngày mà ký hợp đồng theo công việc thì khó có thể hình thành lý thuyết rằng công ty đã cho lao động nghỉ việc.

Đối với người đàn ông, anh thường bắt đầu làm việc liên tục với nhịp độ 2-3 ngày một tuần trong hơn một năm rưỡi, và gửi bảng ca làm hàng tuần cho thấy số ngày làm việc mong muốn. Công ty cũng không đưa ra "thông báo về điều kiện làm việc" cho người đàn ông, trong đó nêu rõ loại hình tuyển dụng. Tuy nhiên, công ty cho biết họ không thay đổi lập trường rằng đây là hợp đồng lao động thuê theo ngày với người đàn ông.

Do hoàn cảnh đó, người đàn ông sẽ khó nhận được tiền trợ cấp nghỉ việc nên buộc phải xem xét sử dụng “quỹ hỗ trợ nghỉ việc” mới được chính phủ thành lập. Những người lao động không nhận được phụ cấp nghỉ việc có thể nộp đơn trực tiếp cho chính phủ để nhận tiền, và đơn đã bắt đầu được tiếp nhận.

Thế nhưng....

"Không áp dụng cho doanh nghiệp lớn" không thể tin nổi

" Tôi đã biết được công ty là một 'doanh nghiệp lớn'."

Tiền hỗ trợ nghỉ việc được giới hạn cho những người làm việc trong "doanh nghiệp vừa và nhỏ" có thể nộp đơn. Định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ được xác định bằng vốn và số lượng lao động cho mỗi ngành. Khi người đàn ông liên hệ với công ty, anh ta trả lời: “Chúng tôi không thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ nên không thể sử dụng (hỗ trợ nghỉ việc)”.

Chính phủ nói rằng ngay cả những người làm việc theo nhiều cách khác nhau như làm việc theo ngày, làm theo ca, và phái cử đã đăng ký sẽ đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ nghỉ phép nếu họ có thể xác nhận hồ sơ làm việc từ 4 ngày trở lên trong một tháng, hơn nửa năm trước khi nghỉ việc. Tuy nhiên, quy định "giới hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ" vẫn không thay đổi.

Cuối cùng, người đàn ông không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nghỉ việc hoặc hỗ trợ nghỉ việc. Anh ta không thể chấp nhận, tham gia một liên đoàn lao động mà anh ta có thể tham gia với tư cách cá nhân, và thương lượng tập thể với phía công ty. Anh ấy đã mất vài tháng, nhưng anh ấy nói rằng anh ấy đã giải quyết xong.

Tuy nhiên, người đàn ông vẫn tức giận vì không thể sử dụng nguồn hỗ trợ nhà nước do tùy thuộc vào quy mô nơi làm việc.

"Chỉ vì nơi làm việc của tôi được xếp vào doanh nghiệp lớn, tôi thậm chí không thể đăng ký được và tôi hoàn toàn không thể chấp nhận trong hệ thống hiện tại bị bỏ rơi đó."

Gần đây, một người đàn ông làm việc bán thời gian tại Ippudo, một chuỗi cửa hàng ramen lớn, đã thương lượng tập thể với công ty về khoản bồi thường nghỉ việc cho ca làm việc của anh ta, việc thu nhập sẽ giảm bớt do rút ngắn thời gian kinh doanh. Theo người đàn ông và liên đoàn lao động, công ty nói sẽ không trả trợ cấp nghỉ việc cho những ca chưa được quyết định. Công ty là một doanh nghiệp lớn nên sẽ không thể xin tiền hỗ trợ nghỉ việc được. Trước thảm họa Corona, người đàn ông kiếm được ít hơn 200.000 yên một tháng, nhưng anh lo lắng thu nhập sẽ rơi vào khoảng 50.000 yên.

Trách nhiệm sử dụng người lao động ở đâu?

Tiền hỗ trợ nghỉ việc có mặt tiêu cực là thúc đẩy “rủi ro đạo đức” của công ty, vì nó dẫn đến việc công ty được miễn trừ nghĩa vụ trả trợ cấp nghỉ việc. Chính phủ có thể nghĩ rằng không cần thiết phải mở rộng hệ thống này cho các doanh nghiệp lớn có khả năng chi trả, hơn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc huy động vốn do sự lây lan của dịch bệnh.

Kotaro Aoki, đồng đại diện của công đoàn hỗ trợ chung mà người đàn ông lúc đầu tham gia, thừa nhận sự hữu ích của tiền hỗ trợ nghỉ việc, nhưng vẫn cho rằng điều quan trọng là phải kiên trì yêu cầu công ty trả tiền trợ cấp nghỉ việc. Ông nói, "Các công ty không cố gắng bảo vệ cuộc sống của người lao động bởi vì họ thậm chí không hoàn thành trách nhiệm tối thiểu của mình với tư cách là người sử dụng lao động."

Chikara Shimasaki, một người quen thuộc với các vấn đề lao động, cho biết, “Các nhà hàng được nhắm là đối tượng trong tuyên bố tình trạng khẩn cấp có tỷ lệ lao động không chính thức cao, và có nhiều lao động ở vị trí yếu như người nước ngoài, phụ nữ và sinh viên bán thời gian. Nếu chính phủ yêu cầu hạn chế kinh doanh, thì cần đảm bảo rằng các công ty trả tiền phụ cấp nghỉ việc và cố gắng hết sức để đảm bảo rằng người lao động được bồi thường. "

( Nguồn tiếng Nhật )
 

Đính kèm

  • 4226c144-ml.jpeg
    4226c144-ml.jpeg
    72.4 KB · Lượt xem: 243

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top