Nhật Bản: Sự trung thành bị lạm dụng

kamikaze

Administrator
Người lao động Nhật Bản vốn đã rất nổi tiếng trên khắp thế giới với tinh thần làm việc chăm chỉ và trung thành một cách "hiếm có" với công ty của họ và họ đã góp một phần không nhỏ cho những "bước nhảy vọt thần kỳ" của nền kinh tế trong mấy thập niên trước. Nhưng giờ đây, khi số vụ kiện của người lao động đối với "ông chủ" của họ tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua, người ta mới vỡ lẽ một điều rằng từ bấy lâu nay lòng trung thành của họ đã bị các công ty lợi dụng một cách tàn nhẫn.

Trường hợp của Hiroshi Takano - một quản lý cửa hàng cho hãng McDonald là một ví dụ điển hình. Từ nhiều năm nay anh làm việc cho hãng gần như không hề tính toán với một mong muốn duy nhất là các lãnh đạo sẽ thấu hiểu được lòng trung thành và thái độ tận tụy đối với công việc của anh. Nhưng ngược lại, dường như các lãnh đạo coi đó là một phần bổn phận và trách nhiệm mà anh phải làm. Takano không nhận được gì cho tất cả những nỗ lực của anh, thậm chí là khoản tiền làm thêm giờ cũng đã bị lờ đi suốt nhiều năm qua. Cho đến một ngày, khi cảm thấy sức khỏe "xuống cấp" Takano mới đi khám và được vị bác sĩ cảnh báo rằng anh mắc bệnh suy nhược vì làm việc quá nhiều. Trở về từ bệnh viện, Hiroshi Takano quyết định đệ đơn kiện công ty của mình ra tòa án lao động và cũng phải mất đến 3 năm sau vụ kiện của anh mới kết thúc bằng phán quyết McDonald Japan phải thanh toán cho anh số tiền 75.000 USD cho những giờ làm thêm suốt những năm trước.

Vụ kiện của Hiroshi Takano đã cho thấy giờ đây người lao động Nhật Bản đã dần dần nhận thức được đâu là quyền lợi của mình và họ đang đứng dậy để đấu tranh cho những quyền lợi rất hợp pháp ấy. "Người Nhật Bản đang bị ép buộc phải nghĩ đến lợi ích tự thân của họ - điều mà họ chưa bao giờ nghĩ tới suốt nhiều thập kỷ qua", Yoichi Shimada - giáo sư luật học của trường đại học Waseda ở Tokyo phát biểu. Theo thống kê của tòa án tối cao Nhật Bản, số vụ kiện của các lao động đối với chủ công ty đã tăng lên đến 45% trong giai đoạn 1997 -2005 với khoảng 2.303 vụ. Bước sang năm 2006, những vụ kiện kiểu này đã tăng đột biến tới 21% lên 2.777 vụ, đó là chưa kể đến những vụ mà cả 2 bên đã đạt được thỏa thuận trước khi đưa nhau ra tòa án. Những con số đã cho thấy mối quan hệ giữa người lao động và các lãnh đạo công ty ở Nhật Bản đã trở nên rất xấu. Trong khi lợi nhuận của các hãng liên tục tăng lên thì tiền lương của người lao động gần như không thay đổi nhưng khi công ty gặp khó khăn, họ ngay lập tức kêu gọi sự chia sẻ từ phía nhân viên của mình bằng cách động viên họ làm việc nhiều giờ hơn mà cố tình lờ đi khoản tiền làm thêm. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý và lao động Nhật Bản thì đó là một sự bất công đến mức gần như tàn nhẫn. "Khi phải đối đầu cạnh tranh với các công ty của Trung Quốc hay Hàn Quốc, họ chuyển gánh nặng đó sang cho người lao động. Họ âm thầm bắt ép lao động làm thêm mà không nhận lương như là một biểu hiện của lòng trung thành và ở môi trường cạnh tranh quốc tế, họ nghiễm nhiên coi đó là một vũ khí cạnh tranh lợi hại", Kiyotsugu Shitara - Chủ tịch liên đoàn các nhà quản lý Tokyo phát biểu, "Người lao động đã quá mệt mỏi khi tiếp tục bị đối xử theo kiểu như vậy và đã đến lúc họ phải đi tìm cho mình "miếng bánh" to hơn mà các giới chủ đã ỉm đi suốt bao năm qua".

Đa số những người lao động đã và đang "vác đơn" đi kiện đều thổ lộ rằng thực ra họ cũng không muốn làm như vậy nhưng vì các công ty của họ đã quá "lì lợm và trơ trẽn" nên họ buộc phải vùng lên. "Tôi không muốn làm như vậy, nhưng vì công ty đã đối xử với tôi một cách quá lạnh lùng nên tôi buộc phải bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình và mở đường cho những người khác", Hiroshi Takano tâm sự. Nhưng trường hợp của Hiroshi Takano chưa thấm vào đâu so với nỗi đau của góa phụ Hiroko Uchino. Chồng của Uchino vốn là một nhân viên quản lý chất lượng làm việc cho một nhà máy của hãng Toyota đã chết cách đây 6 năm vì căn bệnh mà như người Nhật thường gọi là karoshi (chết vì lao lực và làm việc quá sức). Hiroko Uchino đã quyết định đệ đơn kiện nhà máy nơi chồng cô đã làm việc sau khi họ khăng khăng chối bỏ trách nhiệm và cho rằng chồng cô không làm việc quá nhiều dẫn đến kiệt sức. Trong sổ chấm công của nhà máy tháng 2.2002 chỉ ghi rằng anh ấy đã làm thêm 38 giờ nhưng bằng nhiều bằng chứng khác nhau Hiroko Uchino đã chứng minh rằng chồng cô đã làm thêm ít nhất 155 giờ. Cuối cùng thì đến cuối tháng 3.2008, tòa án Nagoya cũng đã phải đưa ra một phán quyết mang tính "dĩ hòa vi quý" khi tuyên bố rằng cái chết của chồng cô "có liên quan đến công việc".

"Tôi muốn Nhật Bản trở thành một xã hội mà ở đó những người lao động có thể kiện lại chính công ty của mình vì một sự bình đẳng rất đáng phải có", Hiroshi Takano phát biểu sau khi được tòa án tuyên bố thắng kiện.

(Theo đời sống pháp luật)
 
Thumbnail bài viết: Vấn đề mà khách du lịch nước ngoài gặp phải khi đi du lịch Nhật Bản , "thời gian chờ đợi thủ tục nhập cảnh" tăng đáng kể gấp 2,4 lần.
Vấn đề mà khách du lịch nước ngoài gặp phải khi đi du lịch Nhật Bản , "thời gian chờ đợi thủ tục nhập cảnh" tăng đáng kể gấp 2,4 lần.
Cơ quan Du lịch Nhật Bản gần đây đã tiến hành một cuộc khảo sát về môi trường tiếp đón khách du lịch nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Khi được hỏi về "vấn đề" trong chuyến đi, "thiếu thùng rác"...
Thumbnail bài viết: Tokyo : Bắt giữ nghi phạm quốc tịch Việt Nam bị bắt vì tội trộm cây cảnh, mục đích bán lại ?
Tokyo : Bắt giữ nghi phạm quốc tịch Việt Nam bị bắt vì tội trộm cây cảnh, mục đích bán lại ?
Vào ngày 12, Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo đã thông báo bắt giữ nghi phạm Phạm Minh Đức (30), quốc tịch Việt Nam thất nghiệp đến từ thị trấn Sakai, tỉnh Ibaraki, vì nghi ngờ trộm cắp và xâm phạm trái...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Số vụ phá sản của các công ty trong tháng 4 đạt mức cao nhất trong 11 năm ,do thiếu hụt lao động và giá cả tăng cao.
Nhật Bản : Số vụ phá sản của các công ty trong tháng 4 đạt mức cao nhất trong 11 năm ,do thiếu hụt lao động và giá cả tăng cao.
Tokyo Shoko Research đã công bố vào ngày 12 rằng số vụ phá sản của các công ty trong tháng 4 là 828 vụ , tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong 11 năm kể từ mức 914 vụ vào năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 7,19 triệu thị thực được cấp cho người nước ngoài . Con số cao thứ hai kể từ trước Corona.
Nhật Bản : 7,19 triệu thị thực được cấp cho người nước ngoài . Con số cao thứ hai kể từ trước Corona.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã thông báo rằng số lượng thị thực được cấp cho người nước ngoài bởi tất cả các phái bộ ở nước ngoài vào năm 2024 là 7.196.373 người , tăng khoảng 3,03 triệu người so với...
Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Top