Nhật Bản: Viễn cảnh 2020

Nhật Bản: Viễn cảnh 2020

Người dân Nhật Bản thường xuyên nghe thấy khẩu hiệu: chào mừng đến với Nhật Bản mới! từ những nhà bình luận hay một vị quan chức nào đó muốn tuyên bố rằng trong một đất nước mà dường như chẳng có gì thay đổi, vẫn có một vài xu hướng mới rất ấn tượng có thể nhìn thấy. Nhưng thật là sai lầm hoặc quá cường điệu vì Nhật Bản không bao giờ làm được điều kỳ diệu (và điều đó không chỉ là lời bình luận trên Kabuki hay Nod) trừ khi đất nước này cảm thấy bị đe doạ bị xâm lược, như trong những năm 1860, hoặc phải chịu đựng hậu quả bị thua trong chiến tranh như năm 1945. Sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán và bất động sản bắt đầu từ năm 1990 đã gây sốc đối với những nước theo sau họ và chắc chắn đã tạo ra một sự thay đổi rõ nét trong ý niệm về Nhật Bản trên thế giới cũng nhận thức của Nhật Bản về chính mình. Nhưng sự phản ứng về mặt xã hội và chính trị thì hoàn toàn mờ nhạt. Nhật Bản đã loay hoay vượt qua được, bởi lúc đầu họ phủ nhận thực tế nhưng rồi sau đó họ cũng phải đưa ra hàng loạt điều chỉnh dần dần. Mười lăm năm đã qua, với một đảng cầm quyền chiếm đa số phiếu trong chính phủ, xã hội được duy trì ổn định và công ty Toyota là công ty ô tô danh tiếng nhất toàn cầu. Ai cũng biêt đến người nhật vì plus ca change, plus c’est la même chose?

Tuy nhiên, theo như nghiên cứu đã tranh luận, điều đó cũng lại sai lầm. Những điều chỉnh lớn trong lĩnh vực chính trị, luật công ty, các quy định về tài chính, thị trường vốn, luật lao động và những thông lệ, và rất nhiều lĩnh vực khác, đã làm biến đổi những động lực đang định hướng phát triển xã hội, nền kinh tế và chính trị Nhật Bản. Hiệu quả của sự điều chỉnh này một phần nhằm giảm tình trạng không chính xác, phân bổ vốn bất hợp lý, và thiếu kỷ luật tồn tại trong khoảng hai thập kỷ qua bên trong những điểm mạnh đã có từ lâu về kinh tế và chính trị của Nhật Bản: nền giáo dục tuyệt vời, quan hệ hợp tác thân thiện trong các công ty và có nền công nghệ hiện đại tiên tiến.Tuy nhiên, trong giai đoạn dài hơn, tích luỹ dần nhiều cải cách nhỏ sẽ đưa Nhật Bản tiến theo những hướng phát triển mới, đặc biệt xét trong những thay đổi gần đây tại nền kinh tế Đông Á và nền kinh tế thế giới, cùng với những chuyển biến trong chính môi trường nhân khẩu của chính Nhật bản. Không ai có thể thực sự biết liệu những hướng phát triển này sẽ đưa Nhật Bản đến đâu sau 15 nữa. Nhưng một vài có thể được đưa ra.

Điểm dễ nhất để bắt đầu là dự đoán về nhân khẩu. Với tỷ lệ sinh đang giảm mạnh kể từ cuộc bùng nổ trẻ em sau của những năm 50 và tuổi thọ trung bình đang kéo dài thêm từng năm thì chiều hường chắc chắn rằng trong vòng ít nhất 15-20 năm tới: Chính phủ cho rằng tổng dân số Nhật Bản sẽ bắt đầu thu hẹp lại trong nửa đầu năm nay và chắc chắn là sẽ liên tục giảm từ năm 2007 trở đi. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội cho biết: sự thu hẹp đó sẽ diễn ra chậm, nhưng với lượng ít hơn trẻ em sẵn sàng để gia nhập lực lượng lao động và những người về hưu lại nhiều dần lên thì lượng dân số trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) sẽ giảm khoảng 0,7% một năm.

Nếu suy ra từ xu hướng hiện nay cho những năm sau năm 2020, thì con số thu được sẽ đáng giật mình. Một dự đoán của Bộ Y tế đưa ra rằng dân số Nhật Bản sẽ giảm từ 128 triệu dân vào thời điểm này xuống còn 100 triệu người vào năm 2050. Peter Morgan, nhà kinh tế cấp cao ở Tokyo ở Ngân hàng HSBC, cho rằng bộ Y tế đang quá lạc quan về tỷ lệ sinh bởi vì ngày càng có nhiều phụ nữ kết hôn muộn hoặc không muốn kết hôn. Ông ấy cho rằng nếu dự đoán cẩn thận thì dân số sẽ giảm xuống tới 86 triệu người vào năm 2050. Tuy nhiên, theo như Morgan biết, vấn đề này không phải là điều mặc định như vậy sau hơn 15-20 năm nữa. Pháp, Scandinavia và trên hết là Mỹ gần đây đã minh chứng rằng tỷ lệ sinh sản đang giảm xuống của họ đã tăng trở lại. Và điều này cũng có thể xảy ra tương tự ở Nhật.

Vấn đề là ở chỗ chính sách làm tăng lực lượng lao động và phục hồi lại mức độ tăng dân số có thể mâu thuẫn với chính sách khác. Với lực lượng lao động đang co lại và già đi, các công ty và chính phủ đều đang cố gắng hơn nữa để đưa nhiều phụ nữ hơn vào lực lượng lao động và sử dụng họ ở những vị trí đòi hỏi kỹ năng và tinh thần trách nhiệm. Nhưng những nỗ lực này mà càng đạt được thành công, thì ngày càng ít trẻ em được sinh ra. Nếu chính phủ cố gắng khuyến khích phụ nữ sinh nhiều hơn, thì ngược lại sẽ có ít phụ nữ ở độ tuổi 20-30 tham gia vào lực lượng lao động.

Để đạt được cả hai mục tiêu trên có lẽ sẽ phải chi nhiều tiền đóng góp của công chúng cũng như của các đoàn thể vào đầu tư vào thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ em, những thứ mà hiện đang rất thiếu. Theo truyền thống, thường trẻ em được ông bà trông coi, nhưng ngày nay và trong tương lai các ông bà muốn dành thời gian nghỉ hưu của mình đi du lịch thế giới, và những người phụ nữ trẻ thì không thích vướng bận với những đứa trẻ ở nhà. Do đó, đầu tư vào việc chăm sóc trẻ em chính là biện pháp nên làm.

Khó khăn thay, áp lực đối với sự chi tiêu đó sẽ đến cùng một lúc với những khoảng tài chính công cộng phải phân chia cho những mục đích khác nữa. Về ý tưởng, bạn sẽ không muốn giải quyết những khoản chi tiêu này khi mà thâm hụt ngân sách lên tới mức 6,4% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và tổng nợ công cộng là 170% GDP, như trong năm 2004-2005 vừa qua. Đó là lý do giải thích tại sao xu hướng mà tổng thống Kuizumi đang rất bận bịu để đẩy nhanh biện pháp cắt giảm, cụ thể là cắt giảm chi tiêu quốc gia, đặc biệt là trong các chương trình xây dựng công cộng và cho vay trợ cấp, vẫn đang tiếp tục. Chi tiêu công cộng cần có các khoản chi riêng cho chăm sóc trẻ em, các quỹ lương hưu và chăm sóc y tế.

Lực lượng lao động đang thu lại, với những nỗ lực để đem lại cho người phụ nữ một vai trò lớn hơn, cũng có nghĩa rằng nỗi lo lắng lớn của 5 năm trước rằng việc tăng lao động công việc thời vụ và làm việc bán thời gian mà tạo ra lực lượng lao động hai lớp đã dần biến mất. Có thể có một vài sự sắp xếp các biện pháp bảo hộ đối với người lao động thường xuyên để giữ mọi việc được linh hoạt, nhưng với lực lượng lao động khan hiếm, số lao động chuyển đổi mới không phù hợp, mà hiện nay chiếm khoảng 30% lực lượng lao động, chắc chắn sẽ giảm đi.

Một giải pháp khác mà thường được đưa ra để giải quyết cả vấn đề tỷ lệ sinh thấp và khan hiếm lao động là nhập cư mà đến nay tồn tại rất ít tại Nhật Bản, ngoại trừ nhập cư để đảm nhận những công việc tồi tàn nhất. Lĩnh vực sử dụng lao động nhập cư nhiều nhất đó là lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, lĩnh vực mà chính phủ đang cố gắng cắt giảm chi phí y tế quốc gia nên buộc phải sử dụng y tá nữ nhập cư rẻ hơn. Để bảo vệ tiền lương của mình, giới nghề y đã phản đối biện pháp trên cho đến nay. Rốt cuộc, áp lực chi phí kết hợp với nền kinh tế mạnh mẽ đã phá vỡ được sự phản kháng trên. Tuy nhiên ngoài nghề y tá, người ta không mong chờ đến việc tăng nhập cư ở lĩnh vực khác. Nỗi lo sợ về văn hoá và xã hội của Nhật Bản không có dấu hiệu thay đổi.

Tiềm năng của robot

Bài báo mở đầu của cuộc khảo sát này đã trích dẫn dự báo gần đây của OECD về tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Nhật Bản từ năm 2004-2010: chỉ có 1,3%. Con số đó dù sao chăng nữa cũng là có vẻ thấp, bởi vì thậm chí trong suốt thập kỷ trì trệ của mình từ 1993-2003, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm cũng đã là 1,1%. Dù điều mà con số đó phản ánh cũng chỉ là sự tính toán số học dựa trên hai con số: sự co lại của lực lượng lao động vừa được miêu tả ở trên, và tốc độ tăng năng suất hàng năm chậm trong những năm 90, vào khoảng 2%, thấp hơn so với những năm 80. Nhưng dự đoán của OECD về sự tăng năng suất tới năm 2010 vẫn chỉ là con số khiêm tốn 1,7%.

Còn đây là một dự đoán không dựa trên sự tính toán số học nhưng khá tin cậy: tỷ lệ tăng trưởng trong suốt những năm còn lại của thập kỷ này và có thể là cả những thập kỷ sau sẽ cao hơn 1,3%/năm rất nhiều. Nhật Bản đã chứng kiến sự sụt giảm năng suất suốt những năm 1990 vì nó đã quá lạm dụng khoản vốn khổng lồ, và cùng lúc đó, rất nhiều công ty đã tích trữ lao động thay vì sa thải họ. Hiện nay, chính phủ đã cắt giảm các chương trình xây dựng công cộng, các tài khoản nợ xấu ngân hàng phải công khai, cổ đông và những nhóm có quyền lợi khác đòi hỏi các công ty tăng lợi nhuận và cổ tức và sự quá đa dạng hoá của các công ty là một điều trong quá khứ, nguồn vốn được phân bổ một cách hợp lý hơn và hiệu quả hơn. Còn rất nhiều việc cần phải được làm trong đầu tư vốn trong bất kỳ trường hợp nào để tăng được năng suất, và một thị trường lao động khắc nghiệt hơn sẽ buộc các công ty tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy hoạt động hiệu quả hơn.

Giải pháp mới đang được bàn luận đưa ra áp dụng tại các công ty chế tạo lớn đó là sử dụng rô bốt. So với các nước phát triển khác, Nhật đã tiến xa hơn trong việc thay thế con người bằng máy móc trong sản xuất. Giải pháp thay thế khác đó là sử dụng nhân công người Trung Quốc thay cho nhân công Nhật bản bằng cách xây dựng nhà máy tại Trung Quốc như một số công ty lớn đã thực hiện. Nhưng, các hãng điện tử lớn, ví dụ, đang cảnh giác với sự thay thế đó cũng như là thay thế nhân công ở các nước khác: năng suất lao động của lao động Trung Quốc thấp hơn, khó quản lý hơn, rủi ro ăn trộm sở hữu trí tuệ cao và quan hệ chính trị giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn còn bị chia rẽ. Tất cả lý do này dẫn đến việc sử dụng rô bốt và những máy móc khác ngày càng được chấp nhận hơn, đặc biệt là khi chi phí cho chúng ở mức thấp.

Không ai có thể biết chắc chắn được trong một nền kinh tế đa dạng và lớn như Nhật Bản, ngành công nghiệp nào sẽ tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 15 năm tới. Do đó, sẽ chắc chắn hơn khi nói rằng công nghệ đã và sẽ vẫn chiếm phần chủ yếu trong đầu tư và tăng trưởng sản lượng ở Nhật Bản. Nước này đã chi 3,1% GDP đầu tư cho nghiên cứu và phát triển ngay cả trong những năm kinh tế trì trệ, trong khi đó tỷ lệ này ở Mỹ là 2,8%, và Liên minh Châu Âu EU là 1,9%. Hầu hết số vốn này được đổ vào lĩnh vực sản xuất hàng điện tử cao cấp, ngành mà Nhật Bản vẫn đang dẫn đầu thế giới. Trong tương lai, đầu tư sẽ tập trung nhiều vào công nghệ Nano, lĩnh vực mà kỹ năng của người Nhật sẽ tập trung vào cấp độ phân tử. Những nỗ lực lớn cũng đang được tập trung vào công nghệ sinh học, mặc dù trong lĩnh vực này các công ty Nhật Bản chỉ dành được những thành tựu khiêm tốn cho đến nay.

Một vấn đề nghiêm trọng trong 15 năm vừa qua đó là các ngành dịch vụ tăng trưởng chậm chạp, thường không tạo đủ công ăn việc làm và thu nhập bù vào phần mất đi trong các ngành chế tạo. Sự giảm bớt các các quy định đã góp phần cải thiện tình hình, song chi phí trong ngành viễn thông và điện vẫn tương đối cao so với các nước khác và năng lực cạnh tranh kém. Ví dụ điển hình đó là dịch vụ kinh doanh bán buôn khổng lồ mà Jesper Koll nhà kinh tế học cao cấp thuộc Merrill Lynch đã chỉ ra rằng, hai phần ba trong số 380.000 nhà bán buôn của Nhật Bản đang buôn bán với nhau hơn là buôn bán trực tiếp với nhà bán lẻ hay là nhà sản xuất. Sự thắt chặt lớp trung gian đã bắt đầu. Ví dụ, Seven-Eleven gần đây đã cắt giảm giá bán nước giải khát tại các kho của nó tới 20%, theo chi phí của những nhà bán buôn.

Một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khác cần được kéo ra khỏi tình trạng trì trệ đó là du lịch và đi lại. Hiện nay, tất cả những người nghỉ hưu đều có xu hướng muốn đi du ngoạn và những vùng nông thôn sẽ là nơi có nhu cầu công việc mà ngành du lịch mang lại. Mặc dù giao thông ở Nhật là hiện đại tuy nhiên giá cả lại khá đắt và khách sạn thì nghèo nàn. Và vấn đề nghiêm trọng hơn đó là tạo ra việc làm thông qua các công việc công cộng đã làm cho phần lớn khung cảnh vùng nông thôn trở nên xấu xí, ngăn trở ngành du lịch tạo ra được công ăn việc làm. Chính quyền địa phương đang bắt đầu tạo ra sự chuyển biến cải tạo dọn dẹp khu vực của họ sách sẽ, giải quyết những gì được biết đến như “keikan mondai”hay vấn đề phong cảnh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết chứ không chỉ đơn thuần những vấn đề đó để ngành du lịch thực sự tăng trưởng, đặc biệt là có thể vươn ra thị trường nước ngoài.

Trở lại với tính chính trị của sự giàu có

Nếu Chính phủ Nhật Bản ý thức nghiêm túc về việc tăng tăng trưởng năng suất, điều mà họ chắc chắn phải thực hiện, tính cạnh tranh sẽ phải được củng cố, bất kể có lý do phản đối nào. Tuy nhiên, với thực thi chống độc quyền chặt hơn và nới lỏng luật lệ mới để khuyến khích có thêm nhiều doanh nghiệp, Nhật Bản sẽ không trở thành một nền kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ được. Bạn có thể nói được như thế khi lắng nghe một trong những nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu của Nhật, ông Yoshitaka Kitao thuộc Softbank Investment. Mặc dù có phong cách hơi hiếu thắng, ông Kitao nói rất nhiều về trách nghiệm xã hội của các công ty. Ông cho rằng những nhà doanh nghiệp trẻ như Takafumi Horie của livedoor, nhà đầu thầu nổi tiếng cứng đầu, đang quá tham lam.

Trong 10 đến 15 năm tới, Nhật Bản sẽ bắt đầu phải giải quyết hậu quả của suy giảm dân số. Đối mặt với gánh nặng đó, tăng trưởng GDP của đất nước này sẽ chẳng bao giờ đạt được tôc độ tăng trưởng thần kỳ của những năm 1960,1970, 1980 nữa hay có thể so sánh với Trung Quốc hiện nay được. Nhưng một phép đo quan trọng đó là GDP trên đầu người để đánh giá mức sống: Nếu tốc độ tăng trưởng GDP bình thường có thể được duy trì bên cạnh co lại của dân số, thì GDP trên đầu người sẽ tăng lên lượng khá.

Giống như kinh tế và chính trị của Mỹ sau năm 1945 không thể được dự doán một cách hợp lý trên cơ sở các xu hướng trong thời kỳ Đại Suy thoái của những năm 1930, do vậy, kinh tế và chính trị của Nhật không thể được dự đoán dựa vào giai đoạn 15 năm suy thoái kinh tế vừa rồi của nước này. Với ngoại trừ quan trọng nợ công cộng ra, thì tất cả sự vượt qua giới hạn từ giai đoạn vừa qua có vẻ như đã chấm dứt. Chính trị và chính sách công sẽ lại phải đối mặt với nhu cầu về sự thịnh vượng giàu có, về thiếu lao động, về vấn đề môi trường, và về khu vực Đông Á đang thay đổi.

Xét đến thành công vang dội trong cuộc tổng tuyển cử ngày 11/9, phần lớn cuộc tranh luận chính trị đó có thể thấy được chỉ diễn ra trong nội bộ Đảng Dân Chủ Tự do hơn là giữa hai thái cực của hệ thống hai đảng phái, bởi vì thực tế đó đã diễn ra trong suốt nửa thế kỷ vừa qua. Nhưng không thể nói trước được Đảng Dân chủ Tự do vẫn có thể nắm quyền trong năm 2020. Bài học từ Thủ tướng Kuizumi, đó là thành công trong bầu cử yêu cầu đức tính gây được lòng tin, một thông điệp rõ ràng và xúc tiến đổi mới – hơn là tổng hợp các yếu tố tiền bạc, danh tiếng dòng họ và bộ máy của đảng, sẽ tiếp tục được gìn giữ trong thế hệ trẻ ở vị trí đối lập. Thời kỳ của họ sẽ đến.

Vấn đề bao trùm là chính sách ngoại giao. Chính sách diều hâu của Đảng Dân chủ Tự do đối lại với Trung Quốc một cách hăm doạ đang thổi bùng lên cảm giác chủ nghĩa dân tộc nào đó ở Nhật bản, tuy nhiên trong thâm tâm, họ vẫn là một quốc gia vì hoà bình. Người ta có thể thấy được vai trò lớn hơn của Nhật Bản trong hoạt động gìn giữ hoà bình và viện trợ nhân đạo, song do thiếu một cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng nên ít có khả năng là Nhật sẽ sửa đổi hiến pháp giải phóng lực lượng vũ trang, hoặc đưa đất nước vào lĩnh vực hạt nhân.

Do đó một dự đoán cuối cùng cho Nhật Bản năm 2020 đó là trong giai đoạn 15 năm tới Nhật Bản sẽ là thành viên dẫn đầu của một số liên minh Châu Á, mà các liên minh này sẽ giúp họ có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của Trung Quốc. Tuy nhiên nước này vẫn hội ý thân thiện với Mỹ, nước vẫn còn các cơ sở trên đất nước Nhật. Đó là một điều không bao giờ thay đổi.

(Một nghiên cứu về Nhật bản - Tờ Economist ngày 08/10/2005)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top