Chính phủ Malaysia hôm qua cam kết tăng cường sự bảo vệ cho một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới trước nguy cơ của nạn cướp biển, sau khi 3 thuỷ thủ của một chiếc tàu dẫn đường Nhật Bản bị bắt cóc đầu tuần này.
Giới chức cho biết họ sẽ chú ý đảm bảo an toàn cho những phương tiện phải di chuyển với tốc độ chậm, như tàu dẫn và tàu chở dầu - vốn được coi là những miếng mồi ngon đối với cướp biển.
Kuala Lumpur đồng thời tuyên bố chưa cần sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế trong việc tuần cảnh eo biển Malacca. Đây là một vùng hẹp nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia.
Chính phủ Nhật Bản đã lên tiếng đề nghị phối hợp tuần tra tại eo biển, nhưng Kuala Lumpur cho rằng điều đó là không thích hợp và khẳng định sẽ cùng hai quốc gia tiếp giáp với eo Malacca là Singapore và Indonesia đảm nhiệm việc này.
Số phận của 3 thuỷ thủ đoàn trên chiếc tàu Nhật vẫn chưa rõ. Giới chức nước này cho hay những tên cướp biển đã đưa các nạn nhân lên đảo Sumatra, nhưng chưa liên lạc với chủ tàu và cũng chưa đưa ra đòi hỏi nào về tiền chuộc.
Những người khác trên chiếc tàu bị cướp biển tấn công, gồm 6 thành viên thủy thủ đoàn người Nhật và 5 người Philippines, cùng hơn 150 công nhân trên chiếc phà mà tàu dẫn đường này kéo, đã cập cảng an toàn ở Malaysia.
Tại eo biển Malacca đã xảy ra 37 vụ cướp biển trong năm ngoái. Trong hầu hết các vụ, thuỷ thủ đoàn thường bị bắt cóc để đòi tiền chuộc. Malacca là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, vận chuyển khoảng một phần tư lượng trao đổi thương mại toàn cầu. Những đoàn tàu chở nhiêu liệu cung cấp cho Nhật Bản và Trung Quốc thường đi qua đây.
(theo AP, Reuters)
Giới chức cho biết họ sẽ chú ý đảm bảo an toàn cho những phương tiện phải di chuyển với tốc độ chậm, như tàu dẫn và tàu chở dầu - vốn được coi là những miếng mồi ngon đối với cướp biển.
Kuala Lumpur đồng thời tuyên bố chưa cần sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế trong việc tuần cảnh eo biển Malacca. Đây là một vùng hẹp nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia.
Chính phủ Nhật Bản đã lên tiếng đề nghị phối hợp tuần tra tại eo biển, nhưng Kuala Lumpur cho rằng điều đó là không thích hợp và khẳng định sẽ cùng hai quốc gia tiếp giáp với eo Malacca là Singapore và Indonesia đảm nhiệm việc này.
Số phận của 3 thuỷ thủ đoàn trên chiếc tàu Nhật vẫn chưa rõ. Giới chức nước này cho hay những tên cướp biển đã đưa các nạn nhân lên đảo Sumatra, nhưng chưa liên lạc với chủ tàu và cũng chưa đưa ra đòi hỏi nào về tiền chuộc.
Những người khác trên chiếc tàu bị cướp biển tấn công, gồm 6 thành viên thủy thủ đoàn người Nhật và 5 người Philippines, cùng hơn 150 công nhân trên chiếc phà mà tàu dẫn đường này kéo, đã cập cảng an toàn ở Malaysia.
Tại eo biển Malacca đã xảy ra 37 vụ cướp biển trong năm ngoái. Trong hầu hết các vụ, thuỷ thủ đoàn thường bị bắt cóc để đòi tiền chuộc. Malacca là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, vận chuyển khoảng một phần tư lượng trao đổi thương mại toàn cầu. Những đoàn tàu chở nhiêu liệu cung cấp cho Nhật Bản và Trung Quốc thường đi qua đây.
(theo AP, Reuters)
Có thể bạn sẽ thích