Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, sáu tháng đầu năm nay, cả nước đã có trên 31.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đài Loan là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 15.759 người.
Tiếp đó là Malaysia với gần 7.780 người, Hàn Quốc 3.275 người, Nhật Bản 1.769 người và thị trường Anh (mới được khai thác từ năm ngoái) với 66 người. Trong năm nay, Việt Nam dự kiến đưa 70.000 người đi lao động ở nước ngoài.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, mục tiêu này sẽ khó có thể thực hiện nếu không ngăn chặn tình trạng lao động phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp - nguyên nhân chính làm giảm số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong những tháng đầu năm.
Tỉ lệ lao động bỏ trốn có lúc lên đến 45% ở những thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đang là nguy cơ mất trắng thị trường xuất khẩu lao động đối với Việt Nam. Hiện Đài Loan đã đóng cửa thị trường, ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực giúp việc gia đình.
Để đạt được mục tiêu trên, ông Hòa cho rằng, bên cạnh việc giữ vững thị trường hiện có và mở thêm các thị trường mới ở khu vực Trung Đông, châu Phi và một số nước tại khu vực Đông Nam Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ, biện pháp quan trọng là phải có chế tài đủ mạnh để răn đe, giáo dục lao động bỏ trốn. Mặt khác, các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc giáo dục định hướng cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là ngay từ khâu tạo nguồn, cần có sự sàng lọc, gắn trách nhiệm của chính quyền sở tại với lao động khi xuất cảnh.
Theo ông Hòa, việc người lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp cũng một phần vì chi phí quá cao, Cục sẽ tập trung các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bàn biện pháp giảm tối đa chi phí đóng góp của người lao động, nhất là thị trường Đài Loan và Malaysia.
Cục quản lý lao động ngoài nước đã trình Chính phủ Nghị định quy định việc quản lý lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Việc ban hành Nghị định này sẽ là tiền đề cho việc ra đời bộ luật xuất khẩu lao động, dự kiến sẽ trình Quốc hội vào cuối năm 2006.
(Theo Hà Nội Mới)
Tiếp đó là Malaysia với gần 7.780 người, Hàn Quốc 3.275 người, Nhật Bản 1.769 người và thị trường Anh (mới được khai thác từ năm ngoái) với 66 người. Trong năm nay, Việt Nam dự kiến đưa 70.000 người đi lao động ở nước ngoài.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, mục tiêu này sẽ khó có thể thực hiện nếu không ngăn chặn tình trạng lao động phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp - nguyên nhân chính làm giảm số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong những tháng đầu năm.
Tỉ lệ lao động bỏ trốn có lúc lên đến 45% ở những thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đang là nguy cơ mất trắng thị trường xuất khẩu lao động đối với Việt Nam. Hiện Đài Loan đã đóng cửa thị trường, ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực giúp việc gia đình.
Để đạt được mục tiêu trên, ông Hòa cho rằng, bên cạnh việc giữ vững thị trường hiện có và mở thêm các thị trường mới ở khu vực Trung Đông, châu Phi và một số nước tại khu vực Đông Nam Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ, biện pháp quan trọng là phải có chế tài đủ mạnh để răn đe, giáo dục lao động bỏ trốn. Mặt khác, các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc giáo dục định hướng cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là ngay từ khâu tạo nguồn, cần có sự sàng lọc, gắn trách nhiệm của chính quyền sở tại với lao động khi xuất cảnh.
Theo ông Hòa, việc người lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp cũng một phần vì chi phí quá cao, Cục sẽ tập trung các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bàn biện pháp giảm tối đa chi phí đóng góp của người lao động, nhất là thị trường Đài Loan và Malaysia.
Cục quản lý lao động ngoài nước đã trình Chính phủ Nghị định quy định việc quản lý lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Việc ban hành Nghị định này sẽ là tiền đề cho việc ra đời bộ luật xuất khẩu lao động, dự kiến sẽ trình Quốc hội vào cuối năm 2006.
(Theo Hà Nội Mới)
Có thể bạn sẽ thích