TT - Với tham vọng biến VN trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn nhất các nhà đầu tư ở khu vực châu Á, Ủy ban hỗn hợp “Sáng kiến chung Việt - Nhật” đã tiến hành triển khai giai đoạn 2 của chương trình này.
Khi các “ông lớn” tín nhiệm
Theo ông Kyoshiro Ichikawa - chuyên gia về đầu tư, đang làm việc tại Bộ KH-ĐT, một trong những minh chứng dễ nhận thấy nhất trong việc cải thiện môi trường đầu tư của một quốc gia đó là sự tăng vốn của các nhà đầu tư hiện hữu.
Trong số các nhà đầu tư Nhật xin tăng vốn tại VN vừa qua hầu hết đều là những công ty hàng đầu của Nhật như: Nidec, Canon, Yamaha, Panasonic, trong đó Tập đoàn Panasonic chỉ trong chưa đầy một năm đã đầu tư đến ba nhà máy mới, nâng tổng số vốn đầu tư của tập đoàn này từ gần 100 triệu USD lên hơn 230 triệu USD. Chưa dừng lại ở đó, Tập đoàn Panasonic đang khảo sát ở khu vực phía Nam và có thể chỉ trong thời gian ngắn tới sẽ có thêm những dự án mới.
Theo đại sứ Nhật Bản Norio Hattori, kể từ khi có kế hoạch hành động trong khuôn khổ "Sáng kiến chung Việt - Nhật", đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào VN đã tăng từ 300 triệu USD (năm 2003) lên 810 triệu USD (năm 2004) và 840 triệu USD năm 2005. Điều khá thú vị là môi trường đầu tư của VN cải thiện đã không chỉ thu hút các nhà đầu tư Nhật mà còn hấp dẫn khá nhiều nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Mỹ, EU, Singapore...
Tuy nhiên, đại sứ Hattori cho rằng: “Cải thiện môi trường đầu tư là công việc phải tiến hành liên tục, không thể nói là đến một mức nào đó thì có thể dừng lại bởi vì các quốc gia khác xung quanh VN cũng đang nỗ lực không ngừng để thu hút đầu tư”.
VN được đánh giá là địa điểm hấp dẫn và khả năng cạnh tranh có thể vượt qua Thái Lan sau 10 năm nữa. Nhật Bản sẽ hỗ trợ VN để đạt được mục tiêu này và đó cũng là lý do khiến chúng tôi tiến hành giai đoạn 2 của "Sáng kiến chung Việt - Nhật” - đại sứ Hattori nói.
Một tên hai mục đích
Bình luận về các nội dung của kế hoạch hành động giai đoạn 2 "Sáng kiến chung Việt - Nhật", ông Ichikawa cho rằng VN sẽ là thành viên của WTO, do đó sẽ có hàng loạt các luật, chính sách về thuế, xuất nhập khẩu... phải thay đổi cho phù hợp với qui định của WTO.
Tuy nhiên, nếu thay đổi đột ngột chắc chắn sẽ gây “sốc” và có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của VN. “Sẽ rất có lợi cho môi trường đầu tư của VN nếu như các dự thảo luật, chính sách có liên quan đến nhà đầu tư được sự góp ý của chính họ” - ông Ichikawa đề nghị.
Theo nội dung chương trình hành động, các vấn đề liên quan đến Luật lao động, thuế thu nhập doanh nghiệp... sắp tới khi sửa đổi sẽ được lấy ý kiến đóng góp từ phía các nhà đầu tư thông qua các hiệp hội doanh nghiệp.
Theo tổng giám đốc Công ty Yamaha Motor VN Takahiko Takeda, đơn vị vừa nộp đơn tăng vốn đầu tư từ hơn 80 triệu USD lên hơn 170 triệu USD, để thuyết phục các nhà đầu tư, kể cả ngoài Nhật Bản, VN cần phải qui hoạch lại phát triển các ngành công nghiệp, trong đó đặc biệt là công nghiệp phụ trợ.
“Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ, nhà đầu tư phải nhập khẩu linh kiện từ bên ngoài sẽ khiến chi phí đầu tư tại VN tăng cao và đây chính là trở ngại mà VN cần sớm khắc phục” - ông Takahiko Takeda góp ý. “Nếu thực hiện được những điều cơ bản trong kế hoạch hành động, sẽ giúp các nhà đầu tư hoạt động một cách năng động và tự chủ hơn. Đồng thời đây cũng là bước đi nhằm nâng cao tính cạnh tranh của VN khi vào WTO” - đại sứ Hattori nhận xét.
Giai đoạn 2 thực hiện ra sao?
Sẽ giải quyết bảy vấn đề lớn với 46 giải pháp đi vào các lĩnh vực cụ thể. Trong đó, hàng loạt vấn đề liên quan đến hành lang pháp lý về đầu tư như: thuế, lao động việc làm, xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, qui hoạch phát triển các ngành công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng...
Các qui định về qui tắc nhất trí tuyệt đối của hội đồng quản trị, yêu cầu phải trình nghiên cứu khả thi (FS) trước khi đầu tư cũng như yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng được đưa vào kế hoạch hành động giai đoạn 2 để xem xét bãi bỏ.
(Tuổi trẻ)
Khi các “ông lớn” tín nhiệm
Theo ông Kyoshiro Ichikawa - chuyên gia về đầu tư, đang làm việc tại Bộ KH-ĐT, một trong những minh chứng dễ nhận thấy nhất trong việc cải thiện môi trường đầu tư của một quốc gia đó là sự tăng vốn của các nhà đầu tư hiện hữu.
Trong số các nhà đầu tư Nhật xin tăng vốn tại VN vừa qua hầu hết đều là những công ty hàng đầu của Nhật như: Nidec, Canon, Yamaha, Panasonic, trong đó Tập đoàn Panasonic chỉ trong chưa đầy một năm đã đầu tư đến ba nhà máy mới, nâng tổng số vốn đầu tư của tập đoàn này từ gần 100 triệu USD lên hơn 230 triệu USD. Chưa dừng lại ở đó, Tập đoàn Panasonic đang khảo sát ở khu vực phía Nam và có thể chỉ trong thời gian ngắn tới sẽ có thêm những dự án mới.
Theo đại sứ Nhật Bản Norio Hattori, kể từ khi có kế hoạch hành động trong khuôn khổ "Sáng kiến chung Việt - Nhật", đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào VN đã tăng từ 300 triệu USD (năm 2003) lên 810 triệu USD (năm 2004) và 840 triệu USD năm 2005. Điều khá thú vị là môi trường đầu tư của VN cải thiện đã không chỉ thu hút các nhà đầu tư Nhật mà còn hấp dẫn khá nhiều nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Mỹ, EU, Singapore...
Tuy nhiên, đại sứ Hattori cho rằng: “Cải thiện môi trường đầu tư là công việc phải tiến hành liên tục, không thể nói là đến một mức nào đó thì có thể dừng lại bởi vì các quốc gia khác xung quanh VN cũng đang nỗ lực không ngừng để thu hút đầu tư”.
VN được đánh giá là địa điểm hấp dẫn và khả năng cạnh tranh có thể vượt qua Thái Lan sau 10 năm nữa. Nhật Bản sẽ hỗ trợ VN để đạt được mục tiêu này và đó cũng là lý do khiến chúng tôi tiến hành giai đoạn 2 của "Sáng kiến chung Việt - Nhật” - đại sứ Hattori nói.
Một tên hai mục đích
Bình luận về các nội dung của kế hoạch hành động giai đoạn 2 "Sáng kiến chung Việt - Nhật", ông Ichikawa cho rằng VN sẽ là thành viên của WTO, do đó sẽ có hàng loạt các luật, chính sách về thuế, xuất nhập khẩu... phải thay đổi cho phù hợp với qui định của WTO.
Tuy nhiên, nếu thay đổi đột ngột chắc chắn sẽ gây “sốc” và có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của VN. “Sẽ rất có lợi cho môi trường đầu tư của VN nếu như các dự thảo luật, chính sách có liên quan đến nhà đầu tư được sự góp ý của chính họ” - ông Ichikawa đề nghị.
Theo nội dung chương trình hành động, các vấn đề liên quan đến Luật lao động, thuế thu nhập doanh nghiệp... sắp tới khi sửa đổi sẽ được lấy ý kiến đóng góp từ phía các nhà đầu tư thông qua các hiệp hội doanh nghiệp.
Theo tổng giám đốc Công ty Yamaha Motor VN Takahiko Takeda, đơn vị vừa nộp đơn tăng vốn đầu tư từ hơn 80 triệu USD lên hơn 170 triệu USD, để thuyết phục các nhà đầu tư, kể cả ngoài Nhật Bản, VN cần phải qui hoạch lại phát triển các ngành công nghiệp, trong đó đặc biệt là công nghiệp phụ trợ.
“Thiếu ngành công nghiệp phụ trợ, nhà đầu tư phải nhập khẩu linh kiện từ bên ngoài sẽ khiến chi phí đầu tư tại VN tăng cao và đây chính là trở ngại mà VN cần sớm khắc phục” - ông Takahiko Takeda góp ý. “Nếu thực hiện được những điều cơ bản trong kế hoạch hành động, sẽ giúp các nhà đầu tư hoạt động một cách năng động và tự chủ hơn. Đồng thời đây cũng là bước đi nhằm nâng cao tính cạnh tranh của VN khi vào WTO” - đại sứ Hattori nhận xét.
Giai đoạn 2 thực hiện ra sao?
Sẽ giải quyết bảy vấn đề lớn với 46 giải pháp đi vào các lĩnh vực cụ thể. Trong đó, hàng loạt vấn đề liên quan đến hành lang pháp lý về đầu tư như: thuế, lao động việc làm, xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, qui hoạch phát triển các ngành công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng...
Các qui định về qui tắc nhất trí tuyệt đối của hội đồng quản trị, yêu cầu phải trình nghiên cứu khả thi (FS) trước khi đầu tư cũng như yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng được đưa vào kế hoạch hành động giai đoạn 2 để xem xét bãi bỏ.
(Tuổi trẻ)
Có thể bạn sẽ thích