Khi Giám đốc điều hành của tập đoàn Sony Howard Stringer giới thiệu một cuộc tái cấu trúc khổng lồ ở Tokyo ngày 22-9, thị trường chăm chú theo dõi. Sony sẽ cắt giảm 10.000 nhân viên, đóng cửa một số nhà máy và sắp xếp lại bộ máy quản lý trong một nỗ lực nhằm đưa các phân nhánh xích lại và cùng làm việc với nhau.
Tuy nhiên giới quan sát nhận xét không có bằng chứng nào cho thấy ông Stringer giải quyết vấn đề cấp bách nhất: cải cách "văn hóa thiết kế" của Sony nhằm cho ra đời những vật dụng mà người tiêu dùng thật sự mong muốn.
Nếu ông Stringer cần sự nhắc nhở rằng Sony phải thay đổi nhanh chóng, ông đã có được nó năm ngày sau đó. Ngày 27-9, hai tập đoàn Intel và và Microsoft bày tỏ sự hậu thuẫn cho một định dạng DVD thế hệ kế tiếp được gọi là HD DVD của hãng điện tử Toshiba. Điều này như giáng một cú đấm vào công nghệ Blu-ray của Sony được đánh giá cao hơn về kỹ thuật. Trước vô số các thách thức dành cho Sony, ông Stringer phát biểu với tạp chí BusinessWeek: "Chúng tôi phải chấn chỉnh tình hình này sớm thôi".
Trong lúc tìm nguồn cảm hứng để thay đổi, có lẽ ông Stringer phải cân nhắc về những bài học từ hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc. Có sự khác nhau cơ bản giữa hai tập đoàn này: Samsung kiếm phần lớn nguồn thu từ chip điện tử trong khi Sony nhờ vào các hãng phim và ghi đĩa nhạc. Ngoài ra, không giống như Sony, Samsung đã vươn lên từ một tình thế cực kỳ khó khăn theo sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990.
Samsung có những bước đi mà giới phân tích cho là Sony có thể học tập, từ việc cộng tác với các hãng khác cho đến việc đi theo sát sao với những nhu cầu của thị trường. Nhờ vào những điều này, Samsung đã trở thành một trong những tay chơi linh hoạt nhất trên thương trường. Phó chủ tịch điều hành Intel Sean M. Maloney nhận xét: "Khi Samsung muốn làm một điều gì đó, quyết định được cấp trên đưa xuống và mọi người hành động như chớp để thực hiện điều này".
Những gì mà Samsung làm thật ra không phải là thứ công nghệ gì ghê gớm lắm. Lấy ví dụ, công ty này thường xuyên phái các kỹ sư và nhà thiết kế đến các phòng nghiên cứu ở New Jersey (Mỹ), Seoul và những nơi khác để đo lường thị hiếu của người tiêu dùng trong các sản phẩm mới. Nhờ vậy mà Samsung là một trong những hãng tích hợp máy chụp hình kỹ thuật số và máy chơi nhạc vào điện thoại di động, tạo ra ngay tức khắc một cơn sốt.
Trên thực tế, Sony vẫn có những nghiên cứu tương tự song lại tự cho mình là một nhãn hiệu vĩ đại có thể đưa ra những sản phẩm đằng sau những cánh cửa đóng chặt và rồi tung ra thị trường với một mức giá cao ngất. Điều này lý giải tại sao Sony vẫn loay hoay với chiếc tivi Trinitron trong lúc những chiếc tivi màn hình phẳng đang tung hoành trên thị trường. Hơn thế, Sony có một thái độ thiên lệch về thị trường nội địa. Đó là lý do các mặt hàng của Sony tích hợp các phần mềm phức tạp được người Nhật ưa thích nhưng lại làm cho người Mỹ bối rối.
Các nhà điều hành Samsung cũng rất nghiêm khắc trong việc buộc các phân nhánh hợp tác với nhau để cho ra sản phẩm mới. Điều này một lần nữa nghe có vẻ cơ bản nhưng với Sony, chủ nghĩa bè phái vẫn thống trị. Các lĩnh vực như âm nhạc, phim và hàng tiêu dùng thường có những kế hoạch trái ngược nhau và hay xảy ra tranh cãi. Một ví dụ điển hình là bộ phận âm nhạc của Sony, vì lo ngại nạn ăn cắp bản quyền nên ngăn cản bộ phân chế tạo hàng tiêu dùng cho ra đời các sản phẩm nghe nhạc kỹ thuật số với định dạng MP3. Thế là sự ra đời của sản phẩm iPod của hãng Apple đã tống tiễn máy nghe nhạc Walkman vào quá khứ.
Một điều nữa mà Sony có thể thực hiện nhưng lại không làm được là xâm nhập thị trường máy chơi game cầm tay đang nổi lên. Nhưng một lần nữa, bộ phận phần mềm chỉ muốn người tiêu dùng chơi các đĩa do Sony định dạng trên máy PlayStation. Giới quan sát nói để thắng lợi trong lĩnh vực này, ông Stringer sẽ phải thuyết phục bộ phận phần mềm cho phép máy chơi game cầm tay của Sony có thể chấp nhận các đĩa theo định dạng khác.
Thêm một cú giáng vào Sony là hãng này không giao hảo tốt với các tập đoàn khác. Ở Samsung không có điều này. Đầu năm nay, người đứng đầu bộ phận chế tạo chip của Samsung Hwang Chang Gyu đã đến gặp Steven P. Jobs để thuyết phục Apple sử dụng thẻ nhớ của Samsung trong các máy nghe nhạc của Apple. Ban đầu ông Jobs không tỏ ra thích thú nhưng ông Hwang liên tục săn đuổi và đạt được kết quả. Samsung thắng lớn trong việc cung cấp thể nhớ cho Apple.
Để có được những đức tính như Samsung, Sony phải tự làm một cuộc cách mạng. Nhưng điều này không hề dễ dàng. Chỉ vừa lên nắm quyền ở Sony hơn ba tháng, ông Stringer đã cho biết mình biết rõ điều gì trì kéo Sony. Song khách quan mà nói, thị trường đang cần những ưu điểm như của Samsung. Chúng biến tập đoàn này trở thành một đối thủ đáng sợ cho Sony.
(Theo BusinessWeek)
Tuy nhiên giới quan sát nhận xét không có bằng chứng nào cho thấy ông Stringer giải quyết vấn đề cấp bách nhất: cải cách "văn hóa thiết kế" của Sony nhằm cho ra đời những vật dụng mà người tiêu dùng thật sự mong muốn.
Nếu ông Stringer cần sự nhắc nhở rằng Sony phải thay đổi nhanh chóng, ông đã có được nó năm ngày sau đó. Ngày 27-9, hai tập đoàn Intel và và Microsoft bày tỏ sự hậu thuẫn cho một định dạng DVD thế hệ kế tiếp được gọi là HD DVD của hãng điện tử Toshiba. Điều này như giáng một cú đấm vào công nghệ Blu-ray của Sony được đánh giá cao hơn về kỹ thuật. Trước vô số các thách thức dành cho Sony, ông Stringer phát biểu với tạp chí BusinessWeek: "Chúng tôi phải chấn chỉnh tình hình này sớm thôi".
Trong lúc tìm nguồn cảm hứng để thay đổi, có lẽ ông Stringer phải cân nhắc về những bài học từ hãng điện tử Samsung của Hàn Quốc. Có sự khác nhau cơ bản giữa hai tập đoàn này: Samsung kiếm phần lớn nguồn thu từ chip điện tử trong khi Sony nhờ vào các hãng phim và ghi đĩa nhạc. Ngoài ra, không giống như Sony, Samsung đã vươn lên từ một tình thế cực kỳ khó khăn theo sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 1990.
Samsung có những bước đi mà giới phân tích cho là Sony có thể học tập, từ việc cộng tác với các hãng khác cho đến việc đi theo sát sao với những nhu cầu của thị trường. Nhờ vào những điều này, Samsung đã trở thành một trong những tay chơi linh hoạt nhất trên thương trường. Phó chủ tịch điều hành Intel Sean M. Maloney nhận xét: "Khi Samsung muốn làm một điều gì đó, quyết định được cấp trên đưa xuống và mọi người hành động như chớp để thực hiện điều này".
Những gì mà Samsung làm thật ra không phải là thứ công nghệ gì ghê gớm lắm. Lấy ví dụ, công ty này thường xuyên phái các kỹ sư và nhà thiết kế đến các phòng nghiên cứu ở New Jersey (Mỹ), Seoul và những nơi khác để đo lường thị hiếu của người tiêu dùng trong các sản phẩm mới. Nhờ vậy mà Samsung là một trong những hãng tích hợp máy chụp hình kỹ thuật số và máy chơi nhạc vào điện thoại di động, tạo ra ngay tức khắc một cơn sốt.
Trên thực tế, Sony vẫn có những nghiên cứu tương tự song lại tự cho mình là một nhãn hiệu vĩ đại có thể đưa ra những sản phẩm đằng sau những cánh cửa đóng chặt và rồi tung ra thị trường với một mức giá cao ngất. Điều này lý giải tại sao Sony vẫn loay hoay với chiếc tivi Trinitron trong lúc những chiếc tivi màn hình phẳng đang tung hoành trên thị trường. Hơn thế, Sony có một thái độ thiên lệch về thị trường nội địa. Đó là lý do các mặt hàng của Sony tích hợp các phần mềm phức tạp được người Nhật ưa thích nhưng lại làm cho người Mỹ bối rối.
Các nhà điều hành Samsung cũng rất nghiêm khắc trong việc buộc các phân nhánh hợp tác với nhau để cho ra sản phẩm mới. Điều này một lần nữa nghe có vẻ cơ bản nhưng với Sony, chủ nghĩa bè phái vẫn thống trị. Các lĩnh vực như âm nhạc, phim và hàng tiêu dùng thường có những kế hoạch trái ngược nhau và hay xảy ra tranh cãi. Một ví dụ điển hình là bộ phận âm nhạc của Sony, vì lo ngại nạn ăn cắp bản quyền nên ngăn cản bộ phân chế tạo hàng tiêu dùng cho ra đời các sản phẩm nghe nhạc kỹ thuật số với định dạng MP3. Thế là sự ra đời của sản phẩm iPod của hãng Apple đã tống tiễn máy nghe nhạc Walkman vào quá khứ.
Một điều nữa mà Sony có thể thực hiện nhưng lại không làm được là xâm nhập thị trường máy chơi game cầm tay đang nổi lên. Nhưng một lần nữa, bộ phận phần mềm chỉ muốn người tiêu dùng chơi các đĩa do Sony định dạng trên máy PlayStation. Giới quan sát nói để thắng lợi trong lĩnh vực này, ông Stringer sẽ phải thuyết phục bộ phận phần mềm cho phép máy chơi game cầm tay của Sony có thể chấp nhận các đĩa theo định dạng khác.
Thêm một cú giáng vào Sony là hãng này không giao hảo tốt với các tập đoàn khác. Ở Samsung không có điều này. Đầu năm nay, người đứng đầu bộ phận chế tạo chip của Samsung Hwang Chang Gyu đã đến gặp Steven P. Jobs để thuyết phục Apple sử dụng thẻ nhớ của Samsung trong các máy nghe nhạc của Apple. Ban đầu ông Jobs không tỏ ra thích thú nhưng ông Hwang liên tục săn đuổi và đạt được kết quả. Samsung thắng lớn trong việc cung cấp thể nhớ cho Apple.
Để có được những đức tính như Samsung, Sony phải tự làm một cuộc cách mạng. Nhưng điều này không hề dễ dàng. Chỉ vừa lên nắm quyền ở Sony hơn ba tháng, ông Stringer đã cho biết mình biết rõ điều gì trì kéo Sony. Song khách quan mà nói, thị trường đang cần những ưu điểm như của Samsung. Chúng biến tập đoàn này trở thành một đối thủ đáng sợ cho Sony.
(Theo BusinessWeek)
Có thể bạn sẽ thích