Ngày 5-4, Bộ Giáo dục Nhật Bản mở phiên họp Ủy ban kiểm duyệt sách giáo khoa (SGK) và thông qua SGK của tám nhà xuất bản.
Trong đó có bản cập nhật, sửa chữa của SGK lịch sử và SGK công dân; miêu tả đảo tranh chấp Takeshima (mà Hàn Quốc gọi là Dokdo) là của Nhật và ca ngợi thời kỳ thực dân Nhật.
Bản mới tuy có sửa đổi 124 điểm, nhưng vẫn mang đầy tính phủ nhận lịch sử, cố tình bào chữa cho các sai trái của quân đội Nhật, trong đó "một vài nội dung thậm chí còn xấu hơn" SGK trước, theo Children and Textbooks Japan Network21, một nhóm vận động chống SGK mới (Reuters, 5-4).
Theo một số chuyên gia, SGK lịch sử của Nhật đã hạ tầm cuộc thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc (TQ) năm 1937 (như gọi cuộc thảm sát là "cuộc xô xát") cũng như việc bắt các phụ nữ TQ làm nô lệ tình dục cho binh lính Nhật. SGK này bào chữa cho hành động của quân đội Nhật khi đó là để "giải phóng các nước châu Á".
Ngày 5-4, sau khi có tin SGK sử của Nhật đã được kiểm duyệt, nhiều công dân Hàn Quốc kéo tới Đại sứ quán Nhật tại Seoul phản đối. Trong tuyên bố đưa ra ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã yêu cầu Nhật phải chỉnh lý SGK cho đúng sự thật, tuyên bố Hàn Quốc không thể hợp tác với Nhật trong những vấn đề liên quan tới tương lai khu vực nếu Nhật không trung thực với sự thật, và cho biết sẽ triệu hồi đại sứ Nhật ở Seoul tới để phản đối.
(Theo KBS, Reuters)
Trong đó có bản cập nhật, sửa chữa của SGK lịch sử và SGK công dân; miêu tả đảo tranh chấp Takeshima (mà Hàn Quốc gọi là Dokdo) là của Nhật và ca ngợi thời kỳ thực dân Nhật.
Bản mới tuy có sửa đổi 124 điểm, nhưng vẫn mang đầy tính phủ nhận lịch sử, cố tình bào chữa cho các sai trái của quân đội Nhật, trong đó "một vài nội dung thậm chí còn xấu hơn" SGK trước, theo Children and Textbooks Japan Network21, một nhóm vận động chống SGK mới (Reuters, 5-4).
Theo một số chuyên gia, SGK lịch sử của Nhật đã hạ tầm cuộc thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc (TQ) năm 1937 (như gọi cuộc thảm sát là "cuộc xô xát") cũng như việc bắt các phụ nữ TQ làm nô lệ tình dục cho binh lính Nhật. SGK này bào chữa cho hành động của quân đội Nhật khi đó là để "giải phóng các nước châu Á".
Ngày 5-4, sau khi có tin SGK sử của Nhật đã được kiểm duyệt, nhiều công dân Hàn Quốc kéo tới Đại sứ quán Nhật tại Seoul phản đối. Trong tuyên bố đưa ra ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã yêu cầu Nhật phải chỉnh lý SGK cho đúng sự thật, tuyên bố Hàn Quốc không thể hợp tác với Nhật trong những vấn đề liên quan tới tương lai khu vực nếu Nhật không trung thực với sự thật, và cho biết sẽ triệu hồi đại sứ Nhật ở Seoul tới để phản đối.
(Theo KBS, Reuters)
Có thể bạn sẽ thích