Theo Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản, Mitsuru Kitano, để có thể hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa vào năm 2020, VN cần phải tiến hành kiểm tra, đánh giá xem ngành nào có khả năng trở thành mũi nhọn, qua đó hỗ trợ kịp thời và đúng đắn cho sự phát triển của ngành theo tiêu chí 'có lựa chọn và tập trung'.
Theo ông Kitano, VN hiện đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, mà bước đầu là việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và hội nhập hoàn toàn vào AFTA. Trong bối cảnh đó, VN không nên thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá chỉ đơn thuần đáp ứng theo các đòi hỏi trong nước mà cần phải chú trọng phân tích tình hình, xu hướng phát triển của thế giới.
Ông Kitano cho rằng, để có thể xác định được các ngành mũi nhọn, VN cần phải dựa trên cơ sở phân tích thực trạng nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Theo ông, các tiêu chí về lợi thế so sánh động so với các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc và 4 nước ASEAN mới nổi (Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan) là vô cùng quan trọng và nên tính đến. Đó phải là những yếu tố chỉ riêng có của VN mà các nước khác không có và nên duy trì trong thời gian dài. Theo đánh giá của ông Kitano, tài nguyên thiên nhiên và lao động chi phí thấp - những yếu tố mà trước đây VN luôn "tự nhận" là có lợi thế so sánh - lại không phải là lợi thế so sánh động. "Sức mạnh của VN nằm trong lực lượng lao động cần cù và có tay nghề, do đó rất cần phải tìm ra các phương thức khai thác triệt để vốn quý này", ông nhấn mạnh.
Theo Công sứ Nhật Bản, VN có thể xem xét và đánh giá một số ngành mũi nhọn như giày dép, dệt may, điện tử, phần mềm, và chế biến thực phẩm. Quan điểm này của ông Kitano đã được ông Trần Văn Thọ, thành viên Ban nghiên cứu Thủ tướng đồng tình và cho rằng, đây là những ngành có lượng lao động cao và VN rất có lợi thế.
Về vấn đề chính sách và vai trò của Chính phủ trong việc nâng cao tính cạnh tranh của hàng nông nghiệp, Công sứ Nhật Bản cho rằng, thay vì đặt mục tiêu cụ thể cho từng sản phẩm riêng lẻ, Chính phủ nên chuyển sang hỗ trợ để các ngành tăng cường năng lực cạnh tranh, và để cho thị trường tự quyết định người chiến thắng cuối cùng. Không những thế, trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, Chính phủ chỉ nên hoạch định các chính sách gián tiếp, có tác dụng khuyến khích để hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp chứ không nên đề ra các chính sách can thiệp trực tiếp mang tính cưỡng chế.
VN hiện đang soạn thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2006-2010, trong đó tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững với năng lực cạnh tranh ngày càng được củng cố và phát triển đã trở thành thách thức lớn đối với VN. Nhằm lấy ý kiến rộng rãi từ phía cộng đồng các nhà tài trợ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị phía Nhật Bản tham gia. Hưởng ứng lời đề nghị này, Nhật đã đề xuất tiến hành một chương trình hành động chung nhằm thảo luận về định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế VN, tập trung vào vai trò của các ngành công nghiệp chủ yếu.
Sáng nay, hội thảo về "Tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp VN" - một phần của chương trình trên đã diễn ra tại Hà Nội.
Theo ông Kitano, VN hiện đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, mà bước đầu là việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và hội nhập hoàn toàn vào AFTA. Trong bối cảnh đó, VN không nên thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá chỉ đơn thuần đáp ứng theo các đòi hỏi trong nước mà cần phải chú trọng phân tích tình hình, xu hướng phát triển của thế giới.
Ông Kitano cho rằng, để có thể xác định được các ngành mũi nhọn, VN cần phải dựa trên cơ sở phân tích thực trạng nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Theo ông, các tiêu chí về lợi thế so sánh động so với các nước trong khu vực đặc biệt là Trung Quốc và 4 nước ASEAN mới nổi (Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan) là vô cùng quan trọng và nên tính đến. Đó phải là những yếu tố chỉ riêng có của VN mà các nước khác không có và nên duy trì trong thời gian dài. Theo đánh giá của ông Kitano, tài nguyên thiên nhiên và lao động chi phí thấp - những yếu tố mà trước đây VN luôn "tự nhận" là có lợi thế so sánh - lại không phải là lợi thế so sánh động. "Sức mạnh của VN nằm trong lực lượng lao động cần cù và có tay nghề, do đó rất cần phải tìm ra các phương thức khai thác triệt để vốn quý này", ông nhấn mạnh.
Theo Công sứ Nhật Bản, VN có thể xem xét và đánh giá một số ngành mũi nhọn như giày dép, dệt may, điện tử, phần mềm, và chế biến thực phẩm. Quan điểm này của ông Kitano đã được ông Trần Văn Thọ, thành viên Ban nghiên cứu Thủ tướng đồng tình và cho rằng, đây là những ngành có lượng lao động cao và VN rất có lợi thế.
Về vấn đề chính sách và vai trò của Chính phủ trong việc nâng cao tính cạnh tranh của hàng nông nghiệp, Công sứ Nhật Bản cho rằng, thay vì đặt mục tiêu cụ thể cho từng sản phẩm riêng lẻ, Chính phủ nên chuyển sang hỗ trợ để các ngành tăng cường năng lực cạnh tranh, và để cho thị trường tự quyết định người chiến thắng cuối cùng. Không những thế, trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, Chính phủ chỉ nên hoạch định các chính sách gián tiếp, có tác dụng khuyến khích để hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp chứ không nên đề ra các chính sách can thiệp trực tiếp mang tính cưỡng chế.
VN hiện đang soạn thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2006-2010, trong đó tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững với năng lực cạnh tranh ngày càng được củng cố và phát triển đã trở thành thách thức lớn đối với VN. Nhằm lấy ý kiến rộng rãi từ phía cộng đồng các nhà tài trợ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị phía Nhật Bản tham gia. Hưởng ứng lời đề nghị này, Nhật đã đề xuất tiến hành một chương trình hành động chung nhằm thảo luận về định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế VN, tập trung vào vai trò của các ngành công nghiệp chủ yếu.
Sáng nay, hội thảo về "Tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp VN" - một phần của chương trình trên đã diễn ra tại Hà Nội.
VNexpress-Kiều Giang
Có thể bạn sẽ thích