Nhật Bản cần chỉ số hạnh phúc quốc dân

Nhật Bản cần chỉ số hạnh phúc quốc dân

Trong một cuộc hội thảo do Bộ Ngoại giao Nhật Bản tổ chức tại Tokyo hôm 5-10, nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cho rằng Nhật Bản không nên quá chú tâm đến tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) mà nên nghĩ đến trường hợp của Bhutan - nước đo lường sự tiến bộ của mình bằng chỉ số gọi là tổng hạnh phúc quốc dân (GNH).

Ông Takayoshi Kusago, giáo sư Đại học Tokyo và là cựu chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới, nhận định: “Nhật Bản cần phải học nhiều điều từ Bhutan”. Ông Kusago đang nghiên cứu về những chỉ số tăng trưởng khác, phản ánh nhiều khía cạnh khác giúp con người hạnh phúc chứ không chỉ qua GDP. Theo ông này, dù Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới với GDP 4.400 tỉ USD nhưng nếu tính về lĩnh vực như tội phạm và phải làm việc tăng giờ, nước này không mấy tiến bộ kể từ thập niên 80. Nhật Bản cũng có tỉ lệ người tự tử cao nhất trong các nước công nghiệp hóa. Trong khi đó, GDP của Bhutan chỉ vào khoảng 500 triệu USD. Từ năm 1970 vương quốc nhỏ Bhutan với hầu hết người dân theo đạo Phật, nằm tương đối cách biệt trong dải Hymalaya, quan tâm tới chỉ số tăng trưởng GNH. Chỉ số này gồm 4 yếu tố căn bản: sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững và công bằng; bảo tồn môi trường và văn hóa; sự lãnh đạo đúng đắn.

Ông Karma Galay thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bhutan ở thủ đô Thimpu nhận định rằng không giống như các quốc gia trên thế giới hiện được chia thành nước giàu và nước nghèo, Bhutan không thấy mô hình nào giống với nước mình và có một cách tiếp cận riêng của mình được biểu thị bằng chỉ số GNH.

(Theo AFP)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top