Lính Nhật thời Thế chiến II xử phạt một người Trung Quốc.
Theo báo Nhật hôm qua, Tokyo sẽ chi khoảng 1,9 tỷ USD để xây dựng một trung tâm tại tỉnh Cát Lâm, chuyên xử lý các loại vũ khí hoá học do quân đội phát xít để lại Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ II.
Báo Nihon Keizai cho biết, khu nhà máy đặc biệt của Nhật sẽ được đặt tại huyện Haerbaling, tỉnh Cát Lâm, nơi chôn giấu phần lớn các vũ khí hoá học của quân đội phát xít. Đây được coi là một trong những dự án lớn nhất của Tokyo ở nước ngoài từ trước đến nay, nhưng tờ báo không trích dẫn nguồn tin.
Số tiền đầu tư cho nhà máy đặc biệt có thể tăng lên nếu quá trình tiêu huỷ vũ khí hoá học mất nhiều thời gian hơn ước tính. Cũng theo tờ Nihon Keizai, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ ký kết một hiệp ước đặc biệt liên quan đến quan đến dự án trên vào mùa hè năm nay. Hiện giới chức Bộ Ngoại giao Nhật chưa có bình luận gì về thông tin này.
Nhật Bản ước tính, quân đội nước họ để lại Trung Quốc khoảng hơn 700.000 thiết bị vũ khí hoá học trong thời kỳ chiến tranh. Trong khi đó, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng con số này lên tới hơn 2 triệu và đây là kho vũ khí hoá học lớn nhất thế giới bị bỏ rơi.
Khoảng 90% số vũ khí hoá học của phát xít Nhật, gồm cả loại chất độc cực kỳ nguy hiểm là hơi độc lò (mustard gas) bị chôn tại huyện Haerbaling, tỉnh Cát Lâm. Các chuyên gia lo ngại, số vũ khí này đã kịp gây ô nhiễm cho đất trồng của cả khu vực xung quanh.
Theo Hiệp ước về vũ khí hoá học của Liên Hợp Quốc, cho đến năm 1997 Nhật Bản phải hoàn thành việc tiêu huỷ toàn bộ số vũ khí hoá học do quân đội nước này để lại Trung Quốc.
(Theo Đình Chính
Vnexpress/AFP, AP)
Theo báo Nhật hôm qua, Tokyo sẽ chi khoảng 1,9 tỷ USD để xây dựng một trung tâm tại tỉnh Cát Lâm, chuyên xử lý các loại vũ khí hoá học do quân đội phát xít để lại Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ II.
Báo Nihon Keizai cho biết, khu nhà máy đặc biệt của Nhật sẽ được đặt tại huyện Haerbaling, tỉnh Cát Lâm, nơi chôn giấu phần lớn các vũ khí hoá học của quân đội phát xít. Đây được coi là một trong những dự án lớn nhất của Tokyo ở nước ngoài từ trước đến nay, nhưng tờ báo không trích dẫn nguồn tin.
Số tiền đầu tư cho nhà máy đặc biệt có thể tăng lên nếu quá trình tiêu huỷ vũ khí hoá học mất nhiều thời gian hơn ước tính. Cũng theo tờ Nihon Keizai, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ ký kết một hiệp ước đặc biệt liên quan đến quan đến dự án trên vào mùa hè năm nay. Hiện giới chức Bộ Ngoại giao Nhật chưa có bình luận gì về thông tin này.
Nhật Bản ước tính, quân đội nước họ để lại Trung Quốc khoảng hơn 700.000 thiết bị vũ khí hoá học trong thời kỳ chiến tranh. Trong khi đó, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng con số này lên tới hơn 2 triệu và đây là kho vũ khí hoá học lớn nhất thế giới bị bỏ rơi.
Khoảng 90% số vũ khí hoá học của phát xít Nhật, gồm cả loại chất độc cực kỳ nguy hiểm là hơi độc lò (mustard gas) bị chôn tại huyện Haerbaling, tỉnh Cát Lâm. Các chuyên gia lo ngại, số vũ khí này đã kịp gây ô nhiễm cho đất trồng của cả khu vực xung quanh.
Theo Hiệp ước về vũ khí hoá học của Liên Hợp Quốc, cho đến năm 1997 Nhật Bản phải hoàn thành việc tiêu huỷ toàn bộ số vũ khí hoá học do quân đội nước này để lại Trung Quốc.
(Theo Đình Chính
Vnexpress/AFP, AP)
Có thể bạn sẽ thích