Nhân dịp tưởng niệm các nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) cách đây 60 năm, tờ Yomuri ngày 5-8 đăng xã luận kêu gọi cộng đồng quốc tế nhìn thẳng vào hiện thực khi kêu gọi phản đối việc phát triển hạt nhân.
Xã luận viết: cho đến nay trên thế giới vẫn chưa hết mối đe dọa của vũ khí hạt nhân, việc phổ biến hạt nhân vẫn đang diễn ra và nguy cơ khủng bố hạt nhân vẫn tồn tại. Trong Tuyên ngôn hòa bình công bố năm 2002, Thị trưởng thành phố Hiroshima đã đưa ra một kế hoạch hành động, theo đó, đến năm 2020 sẽ đạt tới mục tiêu hủy bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Bản Tuyên ngôn còn đề nghị Liên hiệp quốc thành lập một Ủy ban đặc biệt vào mùa thu năm nay và đến năm 2010 vạch chính sách cụ thể để thực hiện mục tiêu này.
Bài xã luận nhấn mạnh là một nước đã từng gánh chịu thảm họa hạt nhân, Nhật Bản cần đóng vai trò quan trọng trong việc công bố sự thật của thảm họa hạt nhân đối với cộng đồng quốc tế, tích cực thúc đẩy các hoạt động giao lưu và tuyên truyền nhằm góp phần ngăn ngừa xảy ra thảm họa hạt nhân.
Tuy nhiên, bài xã luận vạch rõ bất chấp hậu quả thảm khốc của hai vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản cách đây 60 năm, ngày nay tại Mỹ vẫn còn những quan điểm đồng tình với hành động ném bom này. Không chỉ như vậy, Hội nghị thảo luận lại Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) tổ chức tại New York (Mỹ) kết thúc tháng 5 vừa qua, nhưng các nước đã không đạt được thỏa thuận nào về vấn đề cắt giảm và không phổ biến hạt nhân, đẩy tiến trình này rơi vào khủng hoảng.
Cùng ngày, thân nhân của những nạn nhân bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mỹ cùng với những người tình nguyện Nhật Bản và nước ngoài đã hoàn thành cuộc đi bộ từ thành phố Nagasaki đến thành phố Hiroshima, hai thành phố đã bị Mỹ ném bom nguyên tử cách đây 60 năm, để tưởng nhớ những nạn nhân thiệt mạng trong chiến tranh Thế giới thứ II.
Trong suốt cuộc tuần hành, những người tham dự đã mang theo phiến đá nặng 700 kg khắc dòng chữ "Những công dân vô danh bị giết hại trong chiến tranh". Đây là lần đầu tiên một cuộc đi bộ cùng với tượng đài bằng đá vì mục đích hòa bình được tổ chức ở Nhật Bản. Các nhà tổ chức hi vọng tượng đài kỷ niệm nói trên sẽ được lưu giữ tại thành phố Hiroshima.
(Theo Tuổi Trẻ)
Xã luận viết: cho đến nay trên thế giới vẫn chưa hết mối đe dọa của vũ khí hạt nhân, việc phổ biến hạt nhân vẫn đang diễn ra và nguy cơ khủng bố hạt nhân vẫn tồn tại. Trong Tuyên ngôn hòa bình công bố năm 2002, Thị trưởng thành phố Hiroshima đã đưa ra một kế hoạch hành động, theo đó, đến năm 2020 sẽ đạt tới mục tiêu hủy bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Bản Tuyên ngôn còn đề nghị Liên hiệp quốc thành lập một Ủy ban đặc biệt vào mùa thu năm nay và đến năm 2010 vạch chính sách cụ thể để thực hiện mục tiêu này.
Bài xã luận nhấn mạnh là một nước đã từng gánh chịu thảm họa hạt nhân, Nhật Bản cần đóng vai trò quan trọng trong việc công bố sự thật của thảm họa hạt nhân đối với cộng đồng quốc tế, tích cực thúc đẩy các hoạt động giao lưu và tuyên truyền nhằm góp phần ngăn ngừa xảy ra thảm họa hạt nhân.
Tuy nhiên, bài xã luận vạch rõ bất chấp hậu quả thảm khốc của hai vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản cách đây 60 năm, ngày nay tại Mỹ vẫn còn những quan điểm đồng tình với hành động ném bom này. Không chỉ như vậy, Hội nghị thảo luận lại Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) tổ chức tại New York (Mỹ) kết thúc tháng 5 vừa qua, nhưng các nước đã không đạt được thỏa thuận nào về vấn đề cắt giảm và không phổ biến hạt nhân, đẩy tiến trình này rơi vào khủng hoảng.
Cùng ngày, thân nhân của những nạn nhân bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mỹ cùng với những người tình nguyện Nhật Bản và nước ngoài đã hoàn thành cuộc đi bộ từ thành phố Nagasaki đến thành phố Hiroshima, hai thành phố đã bị Mỹ ném bom nguyên tử cách đây 60 năm, để tưởng nhớ những nạn nhân thiệt mạng trong chiến tranh Thế giới thứ II.
Trong suốt cuộc tuần hành, những người tham dự đã mang theo phiến đá nặng 700 kg khắc dòng chữ "Những công dân vô danh bị giết hại trong chiến tranh". Đây là lần đầu tiên một cuộc đi bộ cùng với tượng đài bằng đá vì mục đích hòa bình được tổ chức ở Nhật Bản. Các nhà tổ chức hi vọng tượng đài kỷ niệm nói trên sẽ được lưu giữ tại thành phố Hiroshima.
(Theo Tuổi Trẻ)
Có thể bạn sẽ thích