Tân thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lần đầu tiên đã đưa ra một phát biểu "gây sốc" đối với những nước từng bị Nhật Bản chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, khi bác bỏ cáo buộc các nhà lãnh đạo Nhật trong thời kỳ này phạm tội ác chiến tranh.
"Những người bị tòa án Tokyo đưa ra xét xử và xếp vào hạng Tội phạm chiến tranh loại A trên thực tế không vi phạm các quy định của luật pháp trong nước", ông Abe đã phát biểu trong một phiên họp của Quốc hội Nhật diễn ra vào ngày 6/9. "Trong số đó có cả một người thân của tôi".
Thủ tướng Abe là cháu nội của Nobusuke Kishi, từng tham gia chính phủ Nhật trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, với vai trò giám sát ngành công nghiệp của Mãn Châu, một quốc gia do Nhật lập ra ở Đông Bắc Trung Quốc. Sau chiến tranh, Kishi bị lực lượng Mỹ đưa ra xét xử và bị liệt vào hàng ngũ tội phạm chiến tranh loại A, mặc dù ông không bị đưa ra xét xử. Sau khi được ra tù, Kishi tiếp tục tham gia hoạt động chính trị và trở thành thủ tướng Nhật trong giai đoạn 1957-1960.
Ông Abe là thủ tướng đầu tiên sinh ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai và được coi là người có quan điểm cứng rắn đối với những vấn đề liên quan tới lịch sử của nước Nhật. Tuy nhiên, ngay sau khi mới nhậm chức, tân thủ tướng Nhật đã có những tuyên bố mang tính mềm dẻo nhằm cải thiện quan hệ với các nước láng giềng châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Hai nước này - đều từng có thời là thuộc địa của Nhật - đã nhiều lần từ chối mời cựu thủ tướng Koizumi sang thăm, lấy lý do ông này đã tới thăm đền Yasukuni, đền thờ 2,5 triệu binh sỹ Nhật Bản chết trong các cuộc chiến tranh, kể cả 14 người bị xếp vào danh sách tội phạm chiến tranh hạng A.
Cho tới nay, ông Abe vẫn chưa cho biết liệu có tiếp tục tới thăm ngôi đền này hay không.
Cũng trong phát biểu vào ngày hôm nay, thủ tướng Abe cho rằng lẽ ra những người Nhật bị kết án tội phạm chiến tranh phải được trả tự do vào năm 1951 ngay sau khi Nhật ký Hiệp ước hòa bình San Francisco, chấm dứt sự chiếm đóng của Mỹ. "Nhật Bản đã giành được độc lập bằng cách chấp nhận các điều kiện không trả tự do cho họ (chỉ các tội phạm chiến tranh), trừ phi được các nước đồng minh cho phép, ngay cả khi họ có quyền được trả tự do theo luật pháp quốc tế", ông nói. "Tuy nhiên khi đó, Nhật Bản ở vào vị thế không thể phản đối các quyết định do các nước ký kết hiệp định áp đặt".
Ám chỉ các tội phạm chiến tranh đã bị kết án, ông Abe cho rằng: "Những người này đã không hề được xét xử theo luật pháp Nhật. Vì thế tôi, với tư cách là thủ tướng, tôi không thể quyết định rằng họ có phải là tội phạm chiến tranh hay không".
Phát biểu của tân thủ tướng Nhật được đưa ra trong bối cảnh chỉ còn mấy ngày nữa sẽ diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa ông và các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Trung Quốc. Chắc chắn nó sẽ gây ra những xáo trộn lớn về mặt ngoại giao. Trước đó một ngày, trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã, thủ tướng Abe khẳng định việc Nhật Bản tham gia Chiến tranh thế giứi thứ hai là một sai lầm và các nhà lãnh đạo Nhật thời kỳ đó, trong dó có cả ông nội của ông, phải chịu trách nhiệm về hành động này.
(dantri.com)
"Những người bị tòa án Tokyo đưa ra xét xử và xếp vào hạng Tội phạm chiến tranh loại A trên thực tế không vi phạm các quy định của luật pháp trong nước", ông Abe đã phát biểu trong một phiên họp của Quốc hội Nhật diễn ra vào ngày 6/9. "Trong số đó có cả một người thân của tôi".
Thủ tướng Abe là cháu nội của Nobusuke Kishi, từng tham gia chính phủ Nhật trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, với vai trò giám sát ngành công nghiệp của Mãn Châu, một quốc gia do Nhật lập ra ở Đông Bắc Trung Quốc. Sau chiến tranh, Kishi bị lực lượng Mỹ đưa ra xét xử và bị liệt vào hàng ngũ tội phạm chiến tranh loại A, mặc dù ông không bị đưa ra xét xử. Sau khi được ra tù, Kishi tiếp tục tham gia hoạt động chính trị và trở thành thủ tướng Nhật trong giai đoạn 1957-1960.
Ông Abe là thủ tướng đầu tiên sinh ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai và được coi là người có quan điểm cứng rắn đối với những vấn đề liên quan tới lịch sử của nước Nhật. Tuy nhiên, ngay sau khi mới nhậm chức, tân thủ tướng Nhật đã có những tuyên bố mang tính mềm dẻo nhằm cải thiện quan hệ với các nước láng giềng châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Hai nước này - đều từng có thời là thuộc địa của Nhật - đã nhiều lần từ chối mời cựu thủ tướng Koizumi sang thăm, lấy lý do ông này đã tới thăm đền Yasukuni, đền thờ 2,5 triệu binh sỹ Nhật Bản chết trong các cuộc chiến tranh, kể cả 14 người bị xếp vào danh sách tội phạm chiến tranh hạng A.
Cho tới nay, ông Abe vẫn chưa cho biết liệu có tiếp tục tới thăm ngôi đền này hay không.
Cũng trong phát biểu vào ngày hôm nay, thủ tướng Abe cho rằng lẽ ra những người Nhật bị kết án tội phạm chiến tranh phải được trả tự do vào năm 1951 ngay sau khi Nhật ký Hiệp ước hòa bình San Francisco, chấm dứt sự chiếm đóng của Mỹ. "Nhật Bản đã giành được độc lập bằng cách chấp nhận các điều kiện không trả tự do cho họ (chỉ các tội phạm chiến tranh), trừ phi được các nước đồng minh cho phép, ngay cả khi họ có quyền được trả tự do theo luật pháp quốc tế", ông nói. "Tuy nhiên khi đó, Nhật Bản ở vào vị thế không thể phản đối các quyết định do các nước ký kết hiệp định áp đặt".
Ám chỉ các tội phạm chiến tranh đã bị kết án, ông Abe cho rằng: "Những người này đã không hề được xét xử theo luật pháp Nhật. Vì thế tôi, với tư cách là thủ tướng, tôi không thể quyết định rằng họ có phải là tội phạm chiến tranh hay không".
Phát biểu của tân thủ tướng Nhật được đưa ra trong bối cảnh chỉ còn mấy ngày nữa sẽ diễn ra cuộc gặp cấp cao giữa ông và các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Trung Quốc. Chắc chắn nó sẽ gây ra những xáo trộn lớn về mặt ngoại giao. Trước đó một ngày, trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã, thủ tướng Abe khẳng định việc Nhật Bản tham gia Chiến tranh thế giứi thứ hai là một sai lầm và các nhà lãnh đạo Nhật thời kỳ đó, trong dó có cả ông nội của ông, phải chịu trách nhiệm về hành động này.
(dantri.com)
Có thể bạn sẽ thích