Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của quá trình chính trị Nhật Bản

Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của quá trình chính trị Nhật Bản

Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của quá trình chính trị Nhật Bản
Khái niệm: Quá trình chính trị Nhật Bản là các điều kiện về kinh tế, xã hội, tư tưởng,… xác lập hệ thống chính trị hiện đại ở Nhật Bản.
Các đặc trưng của quá trình chính trị Nhật Bản:
1. Chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố bên ngoài.
Ví dụ: trong tổ chức bộ máy nhà nước
- Thế kỷ VI-VII: bộ máy chính quyền được tổ chức theo kiểu nhà Tùy, Đường của Trung Hoa.
- Thế kỷ XVII-XIX: cả bộ máy lẫn tổ chức chính trị áp dụng gần như toàn bộ bộ máy nhà nước TW tập quyền của Trung Quốc, lấyNho giáo làm hệ tư tưởng chính.
- Thế kỷ XIX-XX: Việc xây dựng bộ máy nhà nước một mặt giữ lại những nét truyền thống của Nhật Bản, mặt khác học tập cách thức tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả của phương Tây.
Tuy nhiên, người Nhật rất nhạy cảm trong việc vay mượn các yếu tố bên ngoài. Họ thường chọn học hỏi một cách chủ động, và chỉ chọn những cái tinh túy nhất, phù hợp với Nhật Bản. Ví dụ như thái tử Shotoku, phái đoàn Iwakura, v.v…
2. Vừa lưu giữ những nét truyền thống, lại vừa rất hiện đại
a.Truyền thống
+ Nhật Bản thuộc loại hình thái nhà nước Quân chủ-lập hiến. Sự tồn tại của vua phù hợp với Hiến pháp và Pháp luật. Việc giữ lại ngôi vị Thiên Hoàng tuy không có quyền lực thực sự về chính trị nhưng thể hiện sự tôn trọng lịch sử truyền thống dân tộc.
+ Tính tự trị cao của chính quyền địa phương Nhật Bản có nguồn gốc sâu xa từ chế độ cát cứ của các lãnh chúa thời xưa trong lịch sử.
+ Nguyên tắc “BA- sự sắp sẵn trước” chi phối sâu sắc các mối quan hệ trong xã hội Nhật Bản. Biểu hiện của nó là sự tôn sùng uy quyền của người lãnh đạo, cổ xúy chủ nghĩa gia trưởng tôn sùng Nhà nước của người dân Nhật Bản. Nhờ đó mà chính quyền nhà nước đã đạt được sự lãnh đạo tập trung thống nhất trong thời kỳ Meiji. Tuy nhiên, đó cũng chính là một trong những lý do dẫn đến việc phát xít hóa bộ máy nhà nước Nhật Bản đầu thế kỷ XX.
b. Hiện đại
+ Các tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá rộng rãi vào Nhật Bản từ rất sớm, trở thành nguồn động lực để tầng lớp trí thức trẻ NB tiến hành cuộc cải cách Duy Tân trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-giáo dục với khẩu hiệu: “học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt qua phương Tây”.
Về chính trị, trong Hiến pháp Meiji - hiến pháp đầu tiên ở Châu Á năm 1889, xác định: Nhật Bản là nước Quân chủ- lập hiến, quốc hội gồm có 2 viện là Viện quý tộc, do vua bổ nhiệm và viện dân biểu do người dân trực tiếp bầu ra. Tuy quyền hạn của người dân rất ít, và đa số những người được bầu cử đều là tầng lớp dân giàu có, nhưng nó cũng thể hiện ít nhiều tính dân chủ của bộ máy chính quyền nhà nước Nhật Bản.
Đến Hiến pháp 1947 (do người Mỹ biên soạn), thì tính chất dân chủ đại nghị được thể hiện rõ trong cấu trúc của Quốc hội Nhật bản. Quốc hội gồm 2 viện là Thượng Viện và Hạ Viện, nhưng số lượng và quyền hạn của Hạ viện lớn hơn Thượng Viện rất nhiều.
+ Sự đa nguyên về chính trị Nhật Bản: Tất cả các nhóm xã hội đều có quyền thành lập đảng chính trị và thông qua các đảng chính trị đó để thể hiện quyền lực của mình.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top