Vụ việc tranh chấp chủ quyền mới rồi giữa Hàn Quốc và Nhật Bản về hai hòn đảo ồn ào bao nhiêu thì nó lại được xử lý chóng vánh và êm thấm bấy nhiêu. Pháo hạm của Hàn Quốc và tàu thuyền nghiên cứu thăm dò biển của Nhật Bản được triệt thoái ra khỏi khu vực và Hàn Quốc không dùng tiếng Hàn chỉ hai hòn đảo đó nữa trong Tổ chức Hải đồ quốc tế.
Trong vụ việc này, lý trí đã thắng tình cảm ở cả hai phía. Không phải mãi đến tận bây giờ, mà đã từ vài thập kỷ nay rồi, hai bên tranh chấp chủ quyền đối với 2 hòn đảo này, khi rất găng, lúc lại dịu, tuy chưa bên nào chịu nhường bên nào, nhưng đối đầu quân sự tại nơi tại chỗ thì chưa xảy ra.
Lý trí thắng tình cảm vì cả hai đều biết rằng cuộc tranh chấp chủ quyền chỉ có thể giải quyết dứt điểm thông qua thương lượng mà điều kiện đối nội cũng như đối ngoại ở cả hai nước đều chưa chín muồi cho mở cuộc đàm phán, chứ chưa nói đến dùng thương lượng để giải quyết dứt điểm vấn đề này. Những vướng mắc giữa hai nước gốc rễ từ quá khứ vẫn còn quá sống động, quá nhạy cảm và lại không đơn thuần chỉ là vấn đề riêng của hai nước. Một khi chưa cùng nhau vượt qua được những vướng mắc này thì hai nước chưa thể chấm dứt được câu chuyện tranh chấp chủ quyền.
Không chỉ đơn thuần là những lợi ích kinh tế từ tài nguyên ở khu vực hai hòn đảo này, mà còn những lợi ích chính trị và an ninh khác khiến Nhật Bản và Hàn Quốc không thể làm to chuyện tranh chấp chủ quyền lần này. Cả hai đều còn vướng mắc về chủ quyền lãnh thổ với nước khác trong khu vực và vì thế không thể "vạch áo cho người xem lưng”. Cả hai phải dựa vào nhau trong vấn đề an ninh của từng nước nói riêng và của cả khu vực nói chung. Một khi muốn vươn lên về chính trị và kinh tế ở khu vực thì Nhật Bản và Hàn Quốc không thể không dựa vào lợi thế của bên kia, lại càng không thể đối đầu nhau trước sự trỗi dậy mạnh mẽ về nhiều phương diện của Trung Quốc. Vậy nên, tình cảm thua lý trí là có cơ sở của nó.
Khúc Vũ(báo thanh niên)
Trong vụ việc này, lý trí đã thắng tình cảm ở cả hai phía. Không phải mãi đến tận bây giờ, mà đã từ vài thập kỷ nay rồi, hai bên tranh chấp chủ quyền đối với 2 hòn đảo này, khi rất găng, lúc lại dịu, tuy chưa bên nào chịu nhường bên nào, nhưng đối đầu quân sự tại nơi tại chỗ thì chưa xảy ra.
Lý trí thắng tình cảm vì cả hai đều biết rằng cuộc tranh chấp chủ quyền chỉ có thể giải quyết dứt điểm thông qua thương lượng mà điều kiện đối nội cũng như đối ngoại ở cả hai nước đều chưa chín muồi cho mở cuộc đàm phán, chứ chưa nói đến dùng thương lượng để giải quyết dứt điểm vấn đề này. Những vướng mắc giữa hai nước gốc rễ từ quá khứ vẫn còn quá sống động, quá nhạy cảm và lại không đơn thuần chỉ là vấn đề riêng của hai nước. Một khi chưa cùng nhau vượt qua được những vướng mắc này thì hai nước chưa thể chấm dứt được câu chuyện tranh chấp chủ quyền.
Không chỉ đơn thuần là những lợi ích kinh tế từ tài nguyên ở khu vực hai hòn đảo này, mà còn những lợi ích chính trị và an ninh khác khiến Nhật Bản và Hàn Quốc không thể làm to chuyện tranh chấp chủ quyền lần này. Cả hai đều còn vướng mắc về chủ quyền lãnh thổ với nước khác trong khu vực và vì thế không thể "vạch áo cho người xem lưng”. Cả hai phải dựa vào nhau trong vấn đề an ninh của từng nước nói riêng và của cả khu vực nói chung. Một khi muốn vươn lên về chính trị và kinh tế ở khu vực thì Nhật Bản và Hàn Quốc không thể không dựa vào lợi thế của bên kia, lại càng không thể đối đầu nhau trước sự trỗi dậy mạnh mẽ về nhiều phương diện của Trung Quốc. Vậy nên, tình cảm thua lý trí là có cơ sở của nó.
Khúc Vũ(báo thanh niên)
Có thể bạn sẽ thích