Trước thềm năm mới 2010, Thủ tướng Nhật Bản Y.Ha-tô-y-a-ma đã thăm chính thức Ấn Ðộ ba ngày (từ ngày 28 đến 30-12-2009), nhằm tăng cường và phát triển mối "quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu" giữa hai nước. Ðây là chuyến thăm chính thức Ấn Ðộ lần đầu của ông Ha-tô-y-a-ma sau khi nhậm chức Thủ tướng hồi tháng 9-2009 và là chuyến thăm nằm trong khuôn khổ cơ chế gặp gỡ hằng năm ở cấp Thủ tướng giữa hai nước kể từ năm 2006, khi hai bên thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược.
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối phó nhiều thách thức, trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, việc hai nền kinh tế lớn hàng đầu ở châu Á là Nhật Bản và Ấn Ðộ có những bước đi nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương đã thu hút sự quan tâm của dư luận khu vực và thế giới.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nhật Bản Y.Ha-tô-y-a-ma đã hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà M.Xinh, thảo luận các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, gồm mở rộng cuộc đối thoại an ninh song phương, nâng cao cấp độ hợp tác kinh tế cũng như tăng cường quan hệ đối tác chiến lược. Ngoài ra, hai bên còn thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, quân đội hai nước tổ chức tập trận chung cũng như Nhật Bản viện trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở Ấn Ðộ. Hai bên cũng thảo luận các vấn đề về giải trừ quân bị, không phổ biến vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu... Phát biểu ý kiến sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo cho biết, hai bên đã ký tuyên bố chung về soạn thảo các kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy hợp tác song phương, đẩy nhanh các cuộc đối thoại về nhiều lĩnh vực. Theo thỏa thuận này, hai nước sẽ tiến hành đối thoại an ninh hàng hải nhằm bảo đảm hải trình an toàn cho các tàu thương mại trên Ấn Ðộ Dương. Ngoài ra, hai bên cũng tổ chức đối thoại 2+2 có sự tham gia của các quan chức an ninh. Các kế hoạch hành động này được triển khai theo tinh thần Tuyên bố chung về Hợp tác An ninh được ký giữa hai nước tháng 10-2008.
Lãnh đạo hai nước đã nhất trí tiến hành các cuộc hội thảo thường kỳ cấp thứ trưởng về chính sách ngoại giao và quốc phòng giữa hai bên. Hai bên chia sẻ quan điểm chung về giải giáp hạt nhân, bày tỏ ủng hộ việc sớm ký Hiệp ước cắt giảm nguyên liệu hạt nhân. Nhật Bản đề nghị Ấn Ðộ tham gia Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), trong khi Ấn Ðộ cho biết sẽ xem xét sau khi các nước khác như Mỹ, Trung Quốc ký hiệp ước này. Thủ tướng Ha-tô-y-a-ma đánh giá việc ký kế hoạch hành động giúp hai nước có thể xây dựng thành đối tác chiến lược toàn cầu ở cấp độ mới. Ông Ha-tô-y-a-ma cũng cho biết, mặc dù còn những khác biệt giữa hai nước về CTBT và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), nhưng Tô-ki-ô đang cân nhắc khả năng bán công nghệ điện hạt nhân cho Ấn Ðộ theo đề nghị của Niu Ðê-li. Thủ tướng Nhật Bản Ha-tô-y-a-ma nêu rõ, Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét khả năng trên sau khi nhận được lời bảo đảm từ Niu Ðê-li rằng, công nghệ hạt nhân sẽ không bị sử dụng vào mục đích sản xuất vũ khí hay bán lại cho nước thứ ba. Hai nhà lãnh đạo cũng cho rằng, năng lượng hạt nhân sẽ đóng vai trò quan trọng như một nguồn năng lượng an toàn, ổn định và không gây ô nhiễm khi nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới ngày càng tăng cao.
Ấn Ðộ hiện có 17 lò phản ứng hạt nhân dân sự. Nước này đã đặt mục tiêu phát triển một ngành điện hạt nhân bền vững, qua đó nâng công suất điện hạt nhân từ mức 4.120 MW hiện nay lên mức 63.000 MW vào năm 2030. Do vậy, Ấn Ðộ đang tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Nhật Bản, nhưng cho đến nay Tô-ki-ô vẫn không cho phép các công ty của nước này thực hiện các hợp đồng mua bán lò phản ứng và nhiên liệu hạt nhân với Niu Ðê-li cho tới khi Ấn Ðộ đồng ý ký Hiệp ước CTBT.
Trên lĩnh vực kinh tế, hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định, sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) và việc sớm ký kết dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 1.500 km nối Niu Ðê-li và Mum-bai, đồng thời cho biết sẽ thúc đẩy Thỏa thuận Cô-pen-ha-ghen, một thỏa thuận mới về khí hậu kêu gọi các nước phát triển đề ra các mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho năm 2020, và các nước đang phát triển hành động để ứng phó tình trạng biến đổi khí hậu. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Nhật Bản và Ấn Ðộ cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác phát triển các thành phố thân thiện với môi trường, ký thỏa thuận về việc Nhật Bản cho Ấn Ðộ vay khoản tín dụng trị giá 75 triệu USD cho quỹ thúc đẩy dự án chung.
DƯ luận đánh giá chuyến thăm của Thủ tướng Ha-tô-y-a-ma tới Ấn Ðộ là dấu mốc quan trọng, thúc đẩy "quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu" giữa hai nước phát triển lên cấp độ cao hơn. Quan hệ chính trị, kinh tế giữa Nhật Bản và Ấn Ðộ phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và hai nước đang đứng trước cơ hội làm sâu sắc hơn mối quan hệ này. Trong đó, thị trường với hơn một tỷ dân của Ấn Ðộ là hướng mở rộng đầu tư và xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản, trong bối cảnh Tô-ki-ô đang ráo riết tìm biện pháp nhanh chóng đưa đất nước Mặt trời mọc vượt qua suy thoái kinh tế. Dự kiến, kim ngạch buôn bán song phương, vốn ở mức hơn 12 tỷ USD năm tài khóa 2008-2009, sẽ vượt 20 tỷ USD trong năm 2010. Nhật Bản hiện là nước đầu tư lớn thứ sáu của Ấn Ðộ, và là nước viện trợ nhiều nhất. Trong tài khóa 2008-2009, Nhật Bản đã viện trợ phát triển 2,5 tỷ USD giúp Ấn Ðộ. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng viện trợ kinh tế kỹ thuật cho một loạt cơ sở hạ tầng ở Ấn Ðộ.
(nhandan)
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối phó nhiều thách thức, trong đó có cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, việc hai nền kinh tế lớn hàng đầu ở châu Á là Nhật Bản và Ấn Ðộ có những bước đi nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương đã thu hút sự quan tâm của dư luận khu vực và thế giới.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nhật Bản Y.Ha-tô-y-a-ma đã hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà M.Xinh, thảo luận các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, gồm mở rộng cuộc đối thoại an ninh song phương, nâng cao cấp độ hợp tác kinh tế cũng như tăng cường quan hệ đối tác chiến lược. Ngoài ra, hai bên còn thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng, quân đội hai nước tổ chức tập trận chung cũng như Nhật Bản viện trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở Ấn Ðộ. Hai bên cũng thảo luận các vấn đề về giải trừ quân bị, không phổ biến vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu... Phát biểu ý kiến sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo cho biết, hai bên đã ký tuyên bố chung về soạn thảo các kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy hợp tác song phương, đẩy nhanh các cuộc đối thoại về nhiều lĩnh vực. Theo thỏa thuận này, hai nước sẽ tiến hành đối thoại an ninh hàng hải nhằm bảo đảm hải trình an toàn cho các tàu thương mại trên Ấn Ðộ Dương. Ngoài ra, hai bên cũng tổ chức đối thoại 2+2 có sự tham gia của các quan chức an ninh. Các kế hoạch hành động này được triển khai theo tinh thần Tuyên bố chung về Hợp tác An ninh được ký giữa hai nước tháng 10-2008.
Lãnh đạo hai nước đã nhất trí tiến hành các cuộc hội thảo thường kỳ cấp thứ trưởng về chính sách ngoại giao và quốc phòng giữa hai bên. Hai bên chia sẻ quan điểm chung về giải giáp hạt nhân, bày tỏ ủng hộ việc sớm ký Hiệp ước cắt giảm nguyên liệu hạt nhân. Nhật Bản đề nghị Ấn Ðộ tham gia Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), trong khi Ấn Ðộ cho biết sẽ xem xét sau khi các nước khác như Mỹ, Trung Quốc ký hiệp ước này. Thủ tướng Ha-tô-y-a-ma đánh giá việc ký kế hoạch hành động giúp hai nước có thể xây dựng thành đối tác chiến lược toàn cầu ở cấp độ mới. Ông Ha-tô-y-a-ma cũng cho biết, mặc dù còn những khác biệt giữa hai nước về CTBT và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), nhưng Tô-ki-ô đang cân nhắc khả năng bán công nghệ điện hạt nhân cho Ấn Ðộ theo đề nghị của Niu Ðê-li. Thủ tướng Nhật Bản Ha-tô-y-a-ma nêu rõ, Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét khả năng trên sau khi nhận được lời bảo đảm từ Niu Ðê-li rằng, công nghệ hạt nhân sẽ không bị sử dụng vào mục đích sản xuất vũ khí hay bán lại cho nước thứ ba. Hai nhà lãnh đạo cũng cho rằng, năng lượng hạt nhân sẽ đóng vai trò quan trọng như một nguồn năng lượng an toàn, ổn định và không gây ô nhiễm khi nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới ngày càng tăng cao.
Ấn Ðộ hiện có 17 lò phản ứng hạt nhân dân sự. Nước này đã đặt mục tiêu phát triển một ngành điện hạt nhân bền vững, qua đó nâng công suất điện hạt nhân từ mức 4.120 MW hiện nay lên mức 63.000 MW vào năm 2030. Do vậy, Ấn Ðộ đang tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Nhật Bản, nhưng cho đến nay Tô-ki-ô vẫn không cho phép các công ty của nước này thực hiện các hợp đồng mua bán lò phản ứng và nhiên liệu hạt nhân với Niu Ðê-li cho tới khi Ấn Ðộ đồng ý ký Hiệp ước CTBT.
Trên lĩnh vực kinh tế, hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định, sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) và việc sớm ký kết dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 1.500 km nối Niu Ðê-li và Mum-bai, đồng thời cho biết sẽ thúc đẩy Thỏa thuận Cô-pen-ha-ghen, một thỏa thuận mới về khí hậu kêu gọi các nước phát triển đề ra các mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho năm 2020, và các nước đang phát triển hành động để ứng phó tình trạng biến đổi khí hậu. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Nhật Bản và Ấn Ðộ cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác phát triển các thành phố thân thiện với môi trường, ký thỏa thuận về việc Nhật Bản cho Ấn Ðộ vay khoản tín dụng trị giá 75 triệu USD cho quỹ thúc đẩy dự án chung.
DƯ luận đánh giá chuyến thăm của Thủ tướng Ha-tô-y-a-ma tới Ấn Ðộ là dấu mốc quan trọng, thúc đẩy "quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu" giữa hai nước phát triển lên cấp độ cao hơn. Quan hệ chính trị, kinh tế giữa Nhật Bản và Ấn Ðộ phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và hai nước đang đứng trước cơ hội làm sâu sắc hơn mối quan hệ này. Trong đó, thị trường với hơn một tỷ dân của Ấn Ðộ là hướng mở rộng đầu tư và xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản, trong bối cảnh Tô-ki-ô đang ráo riết tìm biện pháp nhanh chóng đưa đất nước Mặt trời mọc vượt qua suy thoái kinh tế. Dự kiến, kim ngạch buôn bán song phương, vốn ở mức hơn 12 tỷ USD năm tài khóa 2008-2009, sẽ vượt 20 tỷ USD trong năm 2010. Nhật Bản hiện là nước đầu tư lớn thứ sáu của Ấn Ðộ, và là nước viện trợ nhiều nhất. Trong tài khóa 2008-2009, Nhật Bản đã viện trợ phát triển 2,5 tỷ USD giúp Ấn Ðộ. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng viện trợ kinh tế kỹ thuật cho một loạt cơ sở hạ tầng ở Ấn Ðộ.
(nhandan)
Có thể bạn sẽ thích