Cuộc đàm phán Nhật-Trung ngày hôm nay (18/5) nhằm giải quyết những tranh chấp nóng bỏng về các mỏ dầu và khí đốt giàu có ở biển Đông đã thất bại.
Ông Kenichiro Sasae - Chủ nhiệm Văn phòng đối ngoại Châu Á-Châu Đại Dương thuộc Bộ ngoại giao kiêm Trưởng đoàn đàm phán Nhật - tuyên bố cuộc hội đàm một ngày lần này đã tập trung thảo luận tất cả các vấn đề tranh chấp mấu chốt.
Nhật-Trung đang cố gắng thu hẹp khoảng cách trong các vòng đàm phán về tranh chấp biển Đông.
Trưởng doàn đàm phán Trung Quốc là ông Hu Zhengyue - Tổng cục trưởng Cục đối ngoại Châu Á thuộc Bộ ngoại giao.
Cả hai bên đều đề xuất kế hoạch khai thác dầu và khí đốt chung nhưng lại bất đồng về vị trí chính xác hải phận của mình ở biển Đông.
Trung Quốc vẫn không công nhận hải giới chia đôi mà Nhật đề xuất. Phía đại lục kiên quyết khẳng định quyền hoạt động về phía đông xa tới tận các hòn đảo phía nam Okinawa của Nhật.
Bất chấp nỗ lực tiến tới hoà giải của cả hai phái đoàn, cuộc đàm phán biển Đông Nhật-Trung lần thứ năm đã kết thúc mà không đạt được bất cứ thoả thuận nào.
Tuy nhiên, ông Nobuyori Kodaira - giám đốc Cơ quan năng lượng và tài nguyên Nhật - cho biết cả hai phía đều cam kết sẽ nối lại các vòng đàm phán tiếp theo càng sớm càng tốt.
Quan hệ căng thẳng
Bất đồng trong việc khai thác các mỏ năng lượng dự trữ chỉ là một trong số rất nhiều các tranh chấp đã và đang làm tổn hại đến quan hệ giữa hai cường quốc Châu Á vốn đã sứt mẻ vì lịch sử chiến tranh.
Căng thẳng gia tăng vào năm ngoái khi Nhật tuyên bố đã phát hiện các cột lửa chứng minh Trung Quốc bắt đầu hoạt động khai thác năng lượng ở vùng biển tranh chấp. Nhật bày tỏ quan ngại rằng đại lục có thể rút bớt nguồn tài nguyên có thể thuộc về nước mình.
Trong khi đó, quan hệ hai nước gần như đổ vỡ trước các cuộc viếng thăm ngôi đền Yasukuni (tưởng niệm những người chết trận, kể cả binh lính thời phát xít Nhật) của thủ tướng Junichiro Koizumi.
Trung Quốc đã ngừng tất cả các cuộc gặp song phương cấp cao với Nhật kể từ tháng 10/2005 sau chuyến viếng thăm đền Yasukuni gần nhất của ông Koizumi.
Hiện phía Nhật đang tích cực tìm kiếm cơ hội tổ chức một cuộc hội đàm giữa ngoại trưởng hai nước khi họ cùng tham gia Diễn đàn đối thoại hợp tác Châu Á tại Qatar vào tuần tới.
(Theo AFP, CNA)
Ông Kenichiro Sasae - Chủ nhiệm Văn phòng đối ngoại Châu Á-Châu Đại Dương thuộc Bộ ngoại giao kiêm Trưởng đoàn đàm phán Nhật - tuyên bố cuộc hội đàm một ngày lần này đã tập trung thảo luận tất cả các vấn đề tranh chấp mấu chốt.
Nhật-Trung đang cố gắng thu hẹp khoảng cách trong các vòng đàm phán về tranh chấp biển Đông.
Trưởng doàn đàm phán Trung Quốc là ông Hu Zhengyue - Tổng cục trưởng Cục đối ngoại Châu Á thuộc Bộ ngoại giao.
Cả hai bên đều đề xuất kế hoạch khai thác dầu và khí đốt chung nhưng lại bất đồng về vị trí chính xác hải phận của mình ở biển Đông.
Trung Quốc vẫn không công nhận hải giới chia đôi mà Nhật đề xuất. Phía đại lục kiên quyết khẳng định quyền hoạt động về phía đông xa tới tận các hòn đảo phía nam Okinawa của Nhật.
Bất chấp nỗ lực tiến tới hoà giải của cả hai phái đoàn, cuộc đàm phán biển Đông Nhật-Trung lần thứ năm đã kết thúc mà không đạt được bất cứ thoả thuận nào.
Tuy nhiên, ông Nobuyori Kodaira - giám đốc Cơ quan năng lượng và tài nguyên Nhật - cho biết cả hai phía đều cam kết sẽ nối lại các vòng đàm phán tiếp theo càng sớm càng tốt.
Quan hệ căng thẳng
Bất đồng trong việc khai thác các mỏ năng lượng dự trữ chỉ là một trong số rất nhiều các tranh chấp đã và đang làm tổn hại đến quan hệ giữa hai cường quốc Châu Á vốn đã sứt mẻ vì lịch sử chiến tranh.
Căng thẳng gia tăng vào năm ngoái khi Nhật tuyên bố đã phát hiện các cột lửa chứng minh Trung Quốc bắt đầu hoạt động khai thác năng lượng ở vùng biển tranh chấp. Nhật bày tỏ quan ngại rằng đại lục có thể rút bớt nguồn tài nguyên có thể thuộc về nước mình.
Trong khi đó, quan hệ hai nước gần như đổ vỡ trước các cuộc viếng thăm ngôi đền Yasukuni (tưởng niệm những người chết trận, kể cả binh lính thời phát xít Nhật) của thủ tướng Junichiro Koizumi.
Trung Quốc đã ngừng tất cả các cuộc gặp song phương cấp cao với Nhật kể từ tháng 10/2005 sau chuyến viếng thăm đền Yasukuni gần nhất của ông Koizumi.
Hiện phía Nhật đang tích cực tìm kiếm cơ hội tổ chức một cuộc hội đàm giữa ngoại trưởng hai nước khi họ cùng tham gia Diễn đàn đối thoại hợp tác Châu Á tại Qatar vào tuần tới.
(Theo AFP, CNA)
Có thể bạn sẽ thích