Ứng viên HĐBA chính thức thôi đòi quyền phủ quyết

Ứng viên HĐBA chính thức thôi đòi quyền phủ quyết

Brazil, Đức, Ấn Độ và Nhật Bản hôm qua tuyên bố từ bỏ yêu cầu ghế thường trực mới trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng có quyền phủ quyết. Họ buộc phải làm như vậy vì sự phản đối từ một số nước.

Nhóm 4 nước đang tích cực tiến hành các chiến dịch ngoại giao sau khi trình dự thảo nghị quyết hồi nửa đầu tháng 5. Theo đó, HĐBA được mở rộng từ 15 thành viên hiện nay lên 25, trong đó có 6 ghế thường trực. Brazil, Đức, Ấn Độ và Nhật Bản hy vọng sẽ giành được 4 ghế, 2 còn lại thuộc về châu Phi.

Trong lá thư gửi 191 thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, các đại sứ Brazil, Đức, Ấn Độ và Nhật Bản cho biết sau các cuộc tham vấn đã đưa ra kết luận rõ ràng rằng việc cho những uỷ viên thường trực mới quyền phủ quyết như 5 nước thường trực hiện nay là một vấn đề lớn. Vì vậy, họ kêu gọi các nước hãy ủng hộ và hợp tác với bản dự thảo nghị quyết sửa đổi. "Thời gian đã chín muồi để ra quyết định cho vấn đề lâu nay này, để mở đường cho thành công của Hội nghị Thượng đỉnh Kiểm điểm Thiên niên kỷ 2005", bức thư có đoạn.

Những quốc gia phản đối Nhóm 4 nước cũng ủng hộ mở rộng HĐBA từ 15 lên 25 thành viên, nhưng không chấp nhận việc có những uỷ viên thường trực mới. Họ muốn 20 uỷ viên không thường trực phải đối mặt với bầu cử định kỳ tại Đại hội đồng với lập luận cơ quan này minh bạch và dân chủ hơn. Những nước ủng hộ quan điểm này bao gồm Algeria, Argentina, Canada, Colombia, Costa Rica, Italy, Kenya, Mexico, Pakistan, Qatar, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỹ ủng hộ ghế thường trực cho Nhật Bản, nhưng không hậu thuẫn Đức. Washington có vẻ lo ngại về một HĐBA cồng kềnh gồm 25 thành viên. Theo các nhà ngoại giao, nhiều khả năng Nga có chung quan điểm với Mỹ và Trung Quốc.

Dự thảo nghị quyết của Nhóm 4 nước và cuộc bầu cử thành viên mới diễn ra sau đó cần được 2/3 số thành viên thông qua. Tuy nhiên, bước đi khó nhất là nghị quyết cuối cùng thay đổi Hiến chương Liên Hợp Quốc. Theo đó, người ta không chỉ cần sự ủng hộ của 2/3 số thành viên mà còn phải có toàn bộ 5 uỷ viên thường trực thông qua.

Trung Quốc tuyên bố phản đối nghị quyết và các nước sẽ gặp khó khăn trong việc thay đổi Hiến chương.

(theo AP)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top