Việc đấu tranh giành quyền lực của các lực lượng chính trị Nhật Bản

Việc đấu tranh giành quyền lực của các lực lượng chính trị Nhật Bản

CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ
(Việc đấu tranh giành quyền lực của các lực lượng chính trị Nhật Bản)

A· CÁC HÌNH THỨC: Các nhà khoa học chính trị của Nga đưa ra 3 phương pháp hoạt động chính trị mà bất kỳ đảng chính trị nào cũng phải sử dụng để giành- giữ quyền lực. Quá trình hoạt động chính trị của đảng DCTD là một minh chứng đã thực hiện hữu hiệu 3 phương pháp. Áp dụng vào mô hình NB ta thấy
1.Kinh tế-xã hội: đưa ra các cương lĩnh chính trị và kinh tế-xã hội đáp ứng nguyện vọng người dân, tất nhiên là không làm thiệt hại mà ngựơc lại là để duy trì lợi ích của giai cấp tư sản (Vd: các chính sách xoá đói giảm ghèo,phúc lợi xã hội…).Chẳng hạn là kế chương trình cách ruộng đất những năm 50, kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập trong những năm 50-60 của thủ tướng Ikeda, chương trình cải cách 7 lĩnh vực của thủ trướng Koizumi, mục tiêu lấy lạiquần đảo Okinagoa của thủ tướng Eisaku Sato trong nhiệm kỳ của ông(1964-1972)…

2.Chính trị-xã hội: đưa ra các khẩu hiệu lôi kéo cử tri, vận động bầu cử, mở rộng cơ sở xã hội của đảng.
Phương thức thu hút cử tri chính của đảng DCTD là dùng các thành quả thực tế( chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế ) để lôi kéo cử tri. Chính sách này tỏ ra rất hiệu quả, nhớ rằng mặc dù đảng TDDC đã hình thành như là một đảng bảo thủ của giai cấp tư sản hậu chiến Nhật, không liên kết với giai cấp công nhân nhưng những thành công trong việc đưa nền kinh tế Nhật thoát khỏi khủng hoảng và phát triển với tốc độ cực nhanh thì kể từ giữa thập niên 80 trở đi cả tầng lớp công nhân cũng đã quay sang ủng hộ cho đảng này thay vì ủng hộ cho các đảng cấp tiến khác khi mà đảng này cũng tuyên bố là “đảng mang tính toàn dân ” và ra sức tuyên truyền về những thành tựu đạt được.
3.Chính trị:
Ngay từ khi thành lập đảng TDDC đã gặp rất nhiều sự chống đối từ các đảng đối lập, vì vậy đảng TDDC đã sử dụng nhiều thủ đoạn chính trị để duy trì vị thế cầm quyền đưa ra các thủ thuật chính trị để lôi kéo người ủng hộ về phía mình.
Cố gắng tạo ra tính dân chủ hình thức trong nội bộ đảng bằng cách chủ trương duy trì cơ chế bè phái trong nội bộ đảng. Hiến chương của đảng DCTD nhấn mạnh về “ nền dân chủ nghị viện ”và nguyên tắc “quyết định của đa số phiếu bầu”.Theo điều lệ của đảng này về bầu chủ tịch đảng thì chỉ khi ứng viên giành được quá bán số phiếu ủng hộ của tất cả các nghị sĩ của đảng và 46 đại diện các quận trong vòng đầu sẽ thắng cử và tất nhiên có nhiều cơ hội trở thành thủ tướng. Và để có thể nắm đủ số phiếu ủng hộ thì ứng viên đó phải tìm cách liên kết tạo bè phái để cạnh tranh từ ngay trong nội bộ đảng, và nếu ứng viên trở thành thủ tướng thì ông ta hẳn nhiên phải lưu ý đến ý kiến cũng như bảo vệ quyền lợi của phe phái mình để tiếp tục nhận được sự ủng hộ trong các chính sách. Và như thế tính bè phái đã hình thành và tồn tại vững chắc trong nội bộ đảng DCTD.
Thậm chí, nếu không đủ phiếu thành lập nội các riêng thì đảng DCTC sẽ liên minh với các đảng đối lập khác để tranh thủ đầu phiếu và thành lập nội các liên hiệp để đảm bảo vị trí nắm quyền (liên kết với đảng Komei Mới/năm 1993 )


B· CÁC PHƯƠNG PHÁP:
Tranh giành quyền lực thông qua bầu cử là hoạt động chủ yếu của các đảng chính trị. Về hình thức thì các cuộc tranh cử dường như rất dân chủ nhưng thực chất luật bầu cử nào cũng tạo điều kiện cho các đảng tư sản nắm chính quyền. Ở Nhật Bản từ khi cơ chế 55 ra đời(5/1955) ,với sự ủng hộ của các tập đoàn tư bản khổng lồ thâu tóm gần như toàn bộ nền kinh tế thì đảng TDDC gần như liên tục chiếm số ghế áp đảo trong nghị viện để thành lập nội các riêng. Các đảng khác có vai trò khá mờ nhạt trên thực tế (kể cả đảng cộng sản Nhật Bản). Có thể đánh giá mức độ quan tâm đến chính trị của người dân Nhật là không thật cao, và thay vì tập trung xây dựng cơ sở hội viên hay nhấn mạnh hệ tư tưởng như Đảng Xã Hội và Đảng Komei thì đảng DCTD tập trung xây dựng hình ảnh người lãnh đạo và xây dựng chủ nghĩa bè phái nhằm lôi kéo sự ủng hộ của các tập đoàn tư sản thế lực và thu hút tầng lớp cử tri chỉ quan tâm tới chính trị ở mức “lờ mờ” bị mê hoặc bởi các chiến lược phát triển kinh tế mà đảng DCTD đưa ra( 2 cơ sở của đảng TDDC là tầng lớp đại tư sản và tầng lớp nông dân ;số lượng đảng viên năm 1996 là 1,9 triệu người dù số đảng viên “thật sự” tham gia vào đảng chỉ ở con số 500.000 người và quyền lực thật sự nằm trong tay khoảng 400 người)

1. Mua chuộc phiếu cử tri
2. Đánh bóng tên tuổi trước cử tri
3. Dùng lời lẽ và hứa hẹn để lôi kéo cử tri
4. Khủng bố chính trị: nổi bật nhất có lẽ là đảng Komeito (tiền thân là đảng Soka Gakai) có mối quan hệ với giáo phái phật giáo Nhật Liên Tông( Nichiren). Mặc dù tuyên bố là thích nghi với mọi tầng lớp nhân dân và trong sạch( như tên đảng ) nhưng lại rất bảo thủ và dùng nhiều thủ đoạn để giành quyền lựcbao gồm cả cưỡng chế và đe doạ.

Phần tham khảo:1. Hệ thống “năm năm”: Những cải cách chính trị do Mac Authur tiến hành đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cạnh tranh chính trị ở Nhật vốn bị các đảng quan liêu mang tư tưởng dân tộc thao túng cho đến trước 1946( Seiyukaito và Riken miseito ). Hàng loạt các đảng mang màu sắc dân chủ ra đời, tan rã, hợp nhất. Tháng 10/1955 thì phe cánh hữu và cánh tả trong nội bộ đảng Xã Hội hợp nhất, mặc dù bị chia rẽ nhưng thế lực của đảng Xã Hội đã là rất lớn và nhiều khả năng sẽ nắm chính quyền trong cuộc bầu cử năm 1956. Mỹ tất nhiên là không muốn chính quyền rơi vào tay các đảng cấp tiến có khuynh hướng thiên về chủ nghĩa xã hội nên đã bắt tay với các zaibatsu thời hậu chiến hậu thuẫn cho việc xác lập một đảng bảo thủ mới bằng liên minh giữa 2 đảng bảo thủ là Jiyuto và Minshuto thành đảng Jiyu Minshuto, tức đảng TDDC. Bằng động thái này Mỹ đã biến một kẻ thù không đội trời chung ở châu á thành một đồng minh thân cận nhất để chống lai “ làn sóng đỏ cộng sản ” đang lan rộng khắp thế giới. Các Zaibatsu cũng dựa vào đảng TDDC để sống dậy và chi phối chính trường NB.2. Trong suốt quá trình hoạt động đảng TDDCcó 2 lần đưa ra cương lĩnh chính trị vào năm 1955 và 1985. Hai cương lĩnh này đánh dấu 2 bước phát triển của NB. Cương lĩnh lần 1 nhấn mạnh tớI việc phục hồi NB sau c.tranh còn cương lĩnh lần 2 thể hiện quyết tâm khẳng định vị thế của NB trên trường quốc tế. Tuy khẳng định đảng mang tính nhân dân và phục vụ cho nhân dân nhưng xét thực chất đảng TDDC vẫn trước sau như một là đảng phục vụ trước hết cho giai cấp đại tư sản .
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top