Bất đồng Nhật - Hàn leo thang

Bất đồng Nhật - Hàn leo thang

Seoul cảnh báo sẽ không từ bất cứ việc gì, gồm cả dùng vũ lực để ngăn chặn cuộc khảo sát biển của tàu Nhật tại khu vực tranh chấp giữa hai nước.

Cùng thời điểm, đặc phái viên Nhật đã có mặt tại Seoul để thảo luận về những bất đồng mới giữa hai nước. Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Shotaro Yachi từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên ngay khi đặt chân xuống sân bay Gimpo và đi thẳng tới nơi hội đàm với người đồng nhiệm Hàn Quốc Yu Myung-Hwan.

Nhat-Han.jpg


''Tôi muốn có cuộc thảo luận bình tĩnh và thẳng thắn. Tôi không chắc mọi việc sẽ tiến theo chiều hướng nào, song tôi sẽ làm hết sức mình'', ông Yachi tuyên bố trước khi khởi thành tới Seoul. Cuộc gặp sẽ diễn ra vào lúc 5h chiều nay (21/4) và kéo dài khoảng 1giờ đồng hồ.

''Chúng tôi sẽ cố gắng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Không phía nào muốn đụng độ xảy ra vì nếu như vậy cả hai bên sẽ tổn thất nhiều''. quan chức Nhật nói. Ngoại trưởng Hàn Quốc Ban Ki-Moon cho hay, hội đàm giữa quan chức hai nước còn kéo dài sang ngày mai.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc được đặt trong tư thế sẵn sàng từ hôm thứ tư (19/4) tại dãy đảo mà nước này đang kiểm soát nhưng Nhật lại đòi chủ quyền.

Nhật đang có kế hoạch khảo sát một vòng dãy đảo tranh chấp, mà Nhật gọi là đảo Takeshima còn Hàn Quốc gọi là Dokdo. Tokyo muốn tiến hành khảo sát để đệ trình đề xuất phản kháng lên hội nghị hải dương học quốc tế sẽ diễn ra vào tháng 6 nhằm cân nhắc đề xuất của Seoul trong việc sử dụng tên Hàn Quốc cho các đặc trưng ở đáy biển.

Ngoại trưởng Nhật Taro Aso đã lặp lại lời kêu gọi Hàn Quốc nên từ bỏ đề xuất trên để đổi lại Nhật huỷ bỏ khảo sát.

Hôm thứ năm, Hàn Quốc đã điều một đội tàu khoảng 20 chiếc cùng máy bay do thám tới khu vực tranh chấp giữa hai phía. Nước này còn tiến hành các biện pháp pháp lý nhằm ngăn chặn Nhật đưa tranh chấp lên toà án quốc tế. Chính phủ Hàn Quốc cũng triệu hồi đại sứ Nhật lên để ''họp bàn'' trong 40 phút.

Trong vài tháng qua, Nhật tìm cách cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, vốn bị tổn hại vì những ký ức thời chiến tranh gồm cả tranh chấp đảo. Bất đồng mới giữa hai nước nảy sinh trong bối cảnh công chúng hai nước kêu gọi chính phủ phải hợp tác để đưa công dân bị CHDCND Triều Tiên bắt cóc từ thời chiến lạnh về nước.

Theo Vietnamnet
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top