Thủ tướng Gerhard Schroeder hôm qua đã gửi thông điệp tới Nhật - nước đồng cảnh ngộ bại trận như Đức trong Thế chiến II - nhằm khuyên nước này nên nhìn thẳng vào sự thật lịch sử.
"Mỗi nước đều phải tìm cho ra phương cách riêng để đối mặt với những mặt sáng cũng như mặt tối của lịch sử", Thủ tướng Đức Schroeder phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun chiều qua tại Seoul.
Thủ tướng Đức Schroeder (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun.
Một cách ngoại giao, Thủ tướng Đức đã từ chối trả lời câu hỏi của các nhà báo quốc tế về việc Đức có thể khuyên các nước châu Á như thế nào về cách đối xử với các vấn đề lịch sử. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra một vài gợi ý.
"Lấy vú dụ nước Đức. Với cung cách mềm mỏng, nhạy bén và ý thức tự phê bình cao, chúng ta có thể đối mặt với lịch sử của chính mình mà không mất đi bạn bè. Thậm chí đã có nhiều bạn bè đến với chúng tôi hơn", ông nói.
Từ năm 1945 tới nay, Đức đã nỗ lực công nhận, đền bù và tưởng nhớ các nạn nhân của Đức quốc xã trong Đệ nhị thế chiến. Hàng tỷ USD đã được chính phủ nước này bỏ ra chỉ để xây dựng các đài tưởng niệm nạn nhân quá khứ.
Trong khi đó, Nhật Bản, với các hành động như viếng đền Thần đạo Yasukuni hay xuất bản sách giáo khoa lịch sử, đã khiến Trung Quốc và các nước châu Á từng bị giày xéo bởi phát xít Nhật trước kia tức giận và phản đối. Chính phủ Nhật hôm 13/4 còn cho biết họ sẽ cấp phép cho các công ty dầu nước mình để họ tiến hành khoan thăm dò dầu và khí ga trên khu vực đang bị tranh chấp trên biển Đông.
Đức và Nhật hiện đều đang nỗ lực để được gia nhập Hội đồng bảo an LHQ với tư cách thành viên thường trực có quyền phủ quyết "veto" giống như bộ 5 Nga - Mỹ - Pháp - Trung - Anh.
Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chưa tỏ rõ ý kiến liệu họ có phản đối việc Nhật Bản và Đức gia nhập Hồi đồng bảo an Liên Hợp Quốc hay không. Chỉ biết rằng, Trung Quốc là một trong 5 nước thành viên thường trực của HĐBA, qua đó giữ một phiếu chính thức nếu HĐBA biểu quyết vấn đề này.
(Theo THX, ChinaDaily)
"Mỗi nước đều phải tìm cho ra phương cách riêng để đối mặt với những mặt sáng cũng như mặt tối của lịch sử", Thủ tướng Đức Schroeder phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun chiều qua tại Seoul.
Thủ tướng Đức Schroeder (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo Hyun.
Một cách ngoại giao, Thủ tướng Đức đã từ chối trả lời câu hỏi của các nhà báo quốc tế về việc Đức có thể khuyên các nước châu Á như thế nào về cách đối xử với các vấn đề lịch sử. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra một vài gợi ý.
"Lấy vú dụ nước Đức. Với cung cách mềm mỏng, nhạy bén và ý thức tự phê bình cao, chúng ta có thể đối mặt với lịch sử của chính mình mà không mất đi bạn bè. Thậm chí đã có nhiều bạn bè đến với chúng tôi hơn", ông nói.
Từ năm 1945 tới nay, Đức đã nỗ lực công nhận, đền bù và tưởng nhớ các nạn nhân của Đức quốc xã trong Đệ nhị thế chiến. Hàng tỷ USD đã được chính phủ nước này bỏ ra chỉ để xây dựng các đài tưởng niệm nạn nhân quá khứ.
Trong khi đó, Nhật Bản, với các hành động như viếng đền Thần đạo Yasukuni hay xuất bản sách giáo khoa lịch sử, đã khiến Trung Quốc và các nước châu Á từng bị giày xéo bởi phát xít Nhật trước kia tức giận và phản đối. Chính phủ Nhật hôm 13/4 còn cho biết họ sẽ cấp phép cho các công ty dầu nước mình để họ tiến hành khoan thăm dò dầu và khí ga trên khu vực đang bị tranh chấp trên biển Đông.
Đức và Nhật hiện đều đang nỗ lực để được gia nhập Hội đồng bảo an LHQ với tư cách thành viên thường trực có quyền phủ quyết "veto" giống như bộ 5 Nga - Mỹ - Pháp - Trung - Anh.
Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chưa tỏ rõ ý kiến liệu họ có phản đối việc Nhật Bản và Đức gia nhập Hồi đồng bảo an Liên Hợp Quốc hay không. Chỉ biết rằng, Trung Quốc là một trong 5 nước thành viên thường trực của HĐBA, qua đó giữ một phiếu chính thức nếu HĐBA biểu quyết vấn đề này.
(Theo THX, ChinaDaily)
Có thể bạn sẽ thích