Phía sau chiến thắng của Thủ tướng Nhật

Phía sau chiến thắng của Thủ tướng Nhật

Thắng lợi vang dội của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền trong bầu cử hôm chủ nhật lẽ ra có thể mang lại cảm giác ổn định cho nền chính trị Nhật, nhưng ngoài một điều chắc chắn là ông Koizumi sẽ tư nhân hóa ngành bưu điện, không ai có thể chắc sau đó sẽ là gì.

Điều này là bởi thủ tướng Nhật đã rất chú trọng tới chiến dịch dành cho ngành bưu điện, khiến người ta tự hỏi vậy những ưu tiên khác của ông là gì. Một phần nữa là sự không chắc chắn trong tương lai của chính vị thủ tướng, bởi ông tuyên bố sẽ từ chức lãnh đạo LDP, đồng nghĩa với từ chức thủ tướng, vào năm 2006.

Hiển nhiên là việc cải cách ngành bưu điện khổng lồ, đồng thời là ngân hàng tiết kiệm lớn nhất của Nhật Bản, không phải là việc nhỏ vf dễ dàng. Koizumi muốn chia tách, bán cho tư nhân, và như vậy sẽ dẫn đến thủ tiêu rất nhiều chỗ làm.

Kế hoạch này đã bị Thượng viện, kể cả những nghị sĩ thuộc LDP, bác bỏ hồi tháng 8. Nhiều người phản đối ké hoạch này bởi những khoản tiết kiệm trong ngành bưu điện vẫn được sử dụng cho các dự án công và là công cụ thu hút phiếu bầu hiệu quả. Nhưng Koizumi muốn nguồn tiết kiệm đó được đưa ra để tạo động lực cho nền kinh tế.

Chiến thắng hôm chủ nhật - trong đó đảng của Koizumi và liên minh giành 327 trong tổng 480 ghế Hạ viện - sẽ đảm bảo kế hoạch cải cách bưu điện được thông qua.

Sau bưu điện, công chúng Nhật hy vọng thủ tướng sẽ tập trung ưu tiên vào y tế và hệ thống hưu bổng, cả hai lĩnh vực đang chịu sức ép ngày một tăng do dân số Nhật ngày càng già.

Nhà phân tích Christopher Hoodthuộc Học viện đối ngoại Hoàng gia Anh nhận định Koizumi sẽ đáp ứng nguyện vọng này của cử tri. Nhưng một số nhà phân tích khác lại không cho rằng thủ tướng Nhật quan tâm đến những cải cách khác, bởi hiện ông chưa có kế hoạch cụ thể cũng như cách thức nào để thực hiện những cải cách nào khác.

"Tôi không nghĩ là Koizumi nghiêm túc trong chuyện cải cách", Tsuneo Watanabe thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược toàn cầu Mitsui ở Tokyo nhận xét. "Ông ta chỉ nghĩ đến mỗi chuyện bưu điện thôi".

Một số nhà bình luận quốc tế cho rằng ông Koizumi bị lôi cuốn vào kế hoạch tư nhân hóa bưu điện - nơi giữ số tiền tiết kiệm đến 3.000 tỷ USD - là do những lợi ích chính trị chứ không vì kinh tế.

Trong tương lai, cũng có thể Koizumi sẽ đề xướng việc thay đổi hiến pháp hòa bình của Nhật. Đảng LDP đã chỉ rõ việc muốn thay đổi một phần của hiến pháp để Nhật có thể đóng vai trò tích cực hơn nữa trong các công việc quốc tế. Và những thay đổi đó, nếu diễn ra, sẽ làm dậy lên những làn sóng tức giận từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Việc ông Koizumi cải cách đến đâu phụ thuộc vào việc ông lãnh đạo LDP bao lâu nữa. Trước cuộc bỏ phiếu, ông tuyên bố sẽ từ bỏ vị trí trong đảng vào năm sau, và hôm qua Koizumi nhắc lại điều đó.

Các nhà phân tích không nhất trí được với nhau liệu thủ tướng có giữ lời này hay không.

"Tôi nghĩ ông ta sẽ từ chức", Hughes nói. "Nếu ông ấy nói vậy thì ông ấy sẽ vui lòng ra đi trong ánh hào quang".

Nếu quả thực Koizumi từ chức, LDP sẽ mất một tài sản quý giá. Là thủ tướng lâu đời nhất ở Nhật trong hai thập kỷ qua, khả năng thu phục công chúng của Koizumi được coi là hiếm có trong giới chính trị gia Nhật, và hiện trong LDP chưa nhân vật nào có thể thay thế được ông.

Dù thế nào, thế đứng quyền lực của LDP rất chắc chắn. Nhiều nhà phân tích dự đoán đảng này sẽ cầm quyền ở đất nước mặt trời mọc trong thập kỷ tới.

(theo BBC)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top