Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chính thức bước vào giai đoạn suy thoái lần thứ tư trong vòng một thập kỷ qua khi đạt mức tăng trưởng âm trong 2 quý cuối năm 2004. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lạc quan rằng kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi trong năm nay.
Ngày 16/2, chính phủ Nhật đã xem xét lại các con số tăng trưởng từ đầu năm 2004. Khi tính các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của nền kinh tế trong thời gian vừa qua, nội các của ông Koizumi nhận thấy rằng nền kinh tế lớn nhất châu Á đang rơi vào suy thoái.
Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản giảm 0,1% trong quý IV năm 2004 so với quý III. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và chi tiêu của người dân giảm.
Tổng sản phẩm quốc nội trong quý III năm 2004 được dự đoán là tăng 0,1%, nhưng trên thực tế đã giảm 0,3% so với quý II.
Theo lý thuyết, một nền kinh tế được coi là rơi vào tình trạng suy thoái khi mức tăng trưởng của 2 quý liên tiếp là con số âm.
Tuy nhiên, các chính trị gia vẫn tỏ ra lạc quan về triển vọng phục hồi và tăng trưởng kinh tế vào giai đoạn cuối năm nay. Theo ông Heizo Takenaka, bộ trưởng Kinh tế và Chính sách tài khoá thì nếu nhìn một cách tổng thể, nền kinh tế Nhật đang ở trong giai đoạn hồi phục.
"Đánh giá một nền kinh tế phải xem xét tổng thể, không chỉ GDP", ông Takenaka nhấn mạnh.
Các bộ trưởng trong nội các chỉ ra rằng chi tiêu của người tiêu dùng đã giảm xuống do nhiều nhân tố khách quan. Các nhà phân tích cũng nhận định rằng tình hình kinh tế trong năm nay sẽ khả quan hơn do các công ty lớn của Nhật đang thu được các khoản lợi nhuận lành mạnh, bền vững và chi tiêu của doanh nghiệp đang tăng lên.
Tuy nhiên, sự phục hồi linh hoạt của nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào việc tăng mức chi tiêu của người tiêu dùng, sự giảm giá của đồng yen và sự cải thiện của nền kinh tế toàn cầu.
Việt Linh (theo BBC)
Ngày 16/2, chính phủ Nhật đã xem xét lại các con số tăng trưởng từ đầu năm 2004. Khi tính các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của nền kinh tế trong thời gian vừa qua, nội các của ông Koizumi nhận thấy rằng nền kinh tế lớn nhất châu Á đang rơi vào suy thoái.
Tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản giảm 0,1% trong quý IV năm 2004 so với quý III. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và chi tiêu của người dân giảm.
Tổng sản phẩm quốc nội trong quý III năm 2004 được dự đoán là tăng 0,1%, nhưng trên thực tế đã giảm 0,3% so với quý II.
Theo lý thuyết, một nền kinh tế được coi là rơi vào tình trạng suy thoái khi mức tăng trưởng của 2 quý liên tiếp là con số âm.
Tuy nhiên, các chính trị gia vẫn tỏ ra lạc quan về triển vọng phục hồi và tăng trưởng kinh tế vào giai đoạn cuối năm nay. Theo ông Heizo Takenaka, bộ trưởng Kinh tế và Chính sách tài khoá thì nếu nhìn một cách tổng thể, nền kinh tế Nhật đang ở trong giai đoạn hồi phục.
"Đánh giá một nền kinh tế phải xem xét tổng thể, không chỉ GDP", ông Takenaka nhấn mạnh.
Các bộ trưởng trong nội các chỉ ra rằng chi tiêu của người tiêu dùng đã giảm xuống do nhiều nhân tố khách quan. Các nhà phân tích cũng nhận định rằng tình hình kinh tế trong năm nay sẽ khả quan hơn do các công ty lớn của Nhật đang thu được các khoản lợi nhuận lành mạnh, bền vững và chi tiêu của doanh nghiệp đang tăng lên.
Tuy nhiên, sự phục hồi linh hoạt của nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào việc tăng mức chi tiêu của người tiêu dùng, sự giảm giá của đồng yen và sự cải thiện của nền kinh tế toàn cầu.
Việt Linh (theo BBC)
Có thể bạn sẽ thích