Bộ Ngoại giao Nhật đã uỷ quyền cho một công ty tư nhân đăng tải nội dung cuốn sách lịch sử gây tranh cãi lên mạng bằng 3 thứ tiếng Anh, Trung, Hàn.
Bắt đầu từ hôm nay (24/8), trên trang web je-kaleidoscope.jp đã xuất hiện bản dịch của một số phần trong sách giáo khoa lịch sử từng bị Hàn Quốc và Trung Quốc phản ứng dữ dội. Nội dung biên dịch tập trung vào thời kỳ lịch sử cận đại và đầu cận đại của Nhật, những phần có liên quan tới các nước láng giềng.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật, đây là việc làm cần thiết vì trong thời gian qua, bộ sách lịch sử gồm 8 cuốn của nước này được nhiều quốc gia ''đặc biệt'' quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết các thông tin đều không dựa trên hiểu biết chính xác về cuốn sách. Do đó, việc đưa sách giáo khoa tranh cãi này lên mạng sẽ giúp các quốc gia có được bức tranh thực sự về chương trình học lịch sử của học sinh Nhật.
Cuốn sách giáo khoa lịch sử được xuất bản lần này là chính phiên bản của cuốn sách từng châm ngòi cho những tranh cãi ngoại giao gay gắt năm 2001. Bắc Kinh và Seoul cho rằng nó không hề đề cập tới các tội ác mà quân đội Nhật hoàng gây ra trong thế chiến II như bắt ép phụ nữ làm nô lệ tình dục, không đề cập tới vụ thảm sát Nam Kinh.
(Theo Japan Mofa, Kaleidoscope)
Bắt đầu từ hôm nay (24/8), trên trang web je-kaleidoscope.jp đã xuất hiện bản dịch của một số phần trong sách giáo khoa lịch sử từng bị Hàn Quốc và Trung Quốc phản ứng dữ dội. Nội dung biên dịch tập trung vào thời kỳ lịch sử cận đại và đầu cận đại của Nhật, những phần có liên quan tới các nước láng giềng.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật, đây là việc làm cần thiết vì trong thời gian qua, bộ sách lịch sử gồm 8 cuốn của nước này được nhiều quốc gia ''đặc biệt'' quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết các thông tin đều không dựa trên hiểu biết chính xác về cuốn sách. Do đó, việc đưa sách giáo khoa tranh cãi này lên mạng sẽ giúp các quốc gia có được bức tranh thực sự về chương trình học lịch sử của học sinh Nhật.
Cuốn sách giáo khoa lịch sử được xuất bản lần này là chính phiên bản của cuốn sách từng châm ngòi cho những tranh cãi ngoại giao gay gắt năm 2001. Bắc Kinh và Seoul cho rằng nó không hề đề cập tới các tội ác mà quân đội Nhật hoàng gây ra trong thế chiến II như bắt ép phụ nữ làm nô lệ tình dục, không đề cập tới vụ thảm sát Nam Kinh.
(Theo Japan Mofa, Kaleidoscope)
Có thể bạn sẽ thích