Nhật khẩn trương lập lá chắn tên lửa
Theo Sách trắng do Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố hôm qua, Tokyo đang gấp rút đưa vào hoạt động lá chắn phòng thủ tên lửa nhằm đối phó với mối đe dọa mà họ cho là ngày càng lớn từ CHDCND Triều Tiên.
Như vậy, ngay trong báo cáo đầu tiên kể từ khi được nâng cấp từ Cơ quan Phòng vệ, Bộ Quốc phòng Nhật đã nhấn mạnh nguy cơ đến từ Bình Nhưỡng.
Theo đó, nước này cho rằng Bình Nhưỡng đang sản xuất các vũ khí phức tạp và liên tục cải tiến kho tên lửa đạn đạo của mình. "CHDCND Triều Tiên đang cố gắng mở rộng tầm bắn của họ. Do đó, cần phải đưa hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo vào hoạt động càng nhanh càng tốt", báo cáo ghi rõ. Bộ Quốc phòng Nhật cho rằng CHDCND Triều Tiên đang xây dựng hệ thống tên lửa có tầm bắn phủ khắp châu Á và có thể chạm đến mũi bắc của Australia cũng như một phần bang Alaska của Mỹ.
Vào năm 1998, CHDCND Triều Tiên đã phóng thử tên lửa tầm xa ngang qua lãnh thổ Nhật và rơi xuống Thái Bình Dương. Hành động này lập tức đặt Nhật vào tình trạng báo động và Tokyo nhanh chóng bắt tay với Washington bắt đầu xây dựng lá chắn tên lửa hiện đại.
Tháng 3 năm nay, Nhật đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đầu tiên PAC-3, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch sau khi Bình Nhưỡng liên tục bắn thử tên lửa tầm ngắn. Theo các chuyên gia Mỹ, các vụ thử tên lửa trên được đánh giá là Bình Nhưỡng đã sản xuất được một loại tên lửa tinh vi hơn.
Trong khi đó, báo Nhật Yomiuri loan tin Nhật và Mỹ sẽ tiến hành cuộc tập trận về phòng thủ tên lửa lần đầu tiên trên biển vào tháng 1 năm tới. Lúc đó, lực lượng Phòng vệ biển của Nhật sẽ điều động tàu khu trục Kongo, có trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis.
Kongo, tàu Nhật đầu tiên được trang bị tên lửa SM-3 vào tháng 12 năm nay, sẽ hợp đội cùng với các tàu Mỹ cũng trang bị Aegis và SM-3. Địa điểm tập trận có thể là tại biển Nhật Bản, với bối cảnh Nhật bị tên lửa của CHDCND Triều Tiên tấn công. Cuộc tập trận trên sẽ không sử dụng đầu đạn hạt nhân giả hoặc phóng tên lửa SM-3 thật. Thay vào đó, các chuyên gia quân sự hai bên sẽ sử dụng mô hình mô phỏng qua máy vi tính với dữ liệu được nối giữa Nhật và Mỹ. Hai bên sẽ tập trung vào việc đảm bảo rằng hệ thống thông tin sẽ làm việc giữa các tàu khu trục lớp Aegis.
Hiện Nhật chi đến 42 tỷ USD cho quốc phòng mỗi năm và ngân sách trên tiếp tục tăng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đã lật ngược lại vấn đề khi bày tỏ lo ngại rằng viễn cảnh một nước Nhật mạnh hơn sẽ làm gia tăng nguy cơ chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực.
(Thanh Niên)
Theo Sách trắng do Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố hôm qua, Tokyo đang gấp rút đưa vào hoạt động lá chắn phòng thủ tên lửa nhằm đối phó với mối đe dọa mà họ cho là ngày càng lớn từ CHDCND Triều Tiên.
Như vậy, ngay trong báo cáo đầu tiên kể từ khi được nâng cấp từ Cơ quan Phòng vệ, Bộ Quốc phòng Nhật đã nhấn mạnh nguy cơ đến từ Bình Nhưỡng.
Theo đó, nước này cho rằng Bình Nhưỡng đang sản xuất các vũ khí phức tạp và liên tục cải tiến kho tên lửa đạn đạo của mình. "CHDCND Triều Tiên đang cố gắng mở rộng tầm bắn của họ. Do đó, cần phải đưa hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo vào hoạt động càng nhanh càng tốt", báo cáo ghi rõ. Bộ Quốc phòng Nhật cho rằng CHDCND Triều Tiên đang xây dựng hệ thống tên lửa có tầm bắn phủ khắp châu Á và có thể chạm đến mũi bắc của Australia cũng như một phần bang Alaska của Mỹ.
Vào năm 1998, CHDCND Triều Tiên đã phóng thử tên lửa tầm xa ngang qua lãnh thổ Nhật và rơi xuống Thái Bình Dương. Hành động này lập tức đặt Nhật vào tình trạng báo động và Tokyo nhanh chóng bắt tay với Washington bắt đầu xây dựng lá chắn tên lửa hiện đại.
Tháng 3 năm nay, Nhật đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đầu tiên PAC-3, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch sau khi Bình Nhưỡng liên tục bắn thử tên lửa tầm ngắn. Theo các chuyên gia Mỹ, các vụ thử tên lửa trên được đánh giá là Bình Nhưỡng đã sản xuất được một loại tên lửa tinh vi hơn.
Trong khi đó, báo Nhật Yomiuri loan tin Nhật và Mỹ sẽ tiến hành cuộc tập trận về phòng thủ tên lửa lần đầu tiên trên biển vào tháng 1 năm tới. Lúc đó, lực lượng Phòng vệ biển của Nhật sẽ điều động tàu khu trục Kongo, có trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis.
Kongo, tàu Nhật đầu tiên được trang bị tên lửa SM-3 vào tháng 12 năm nay, sẽ hợp đội cùng với các tàu Mỹ cũng trang bị Aegis và SM-3. Địa điểm tập trận có thể là tại biển Nhật Bản, với bối cảnh Nhật bị tên lửa của CHDCND Triều Tiên tấn công. Cuộc tập trận trên sẽ không sử dụng đầu đạn hạt nhân giả hoặc phóng tên lửa SM-3 thật. Thay vào đó, các chuyên gia quân sự hai bên sẽ sử dụng mô hình mô phỏng qua máy vi tính với dữ liệu được nối giữa Nhật và Mỹ. Hai bên sẽ tập trung vào việc đảm bảo rằng hệ thống thông tin sẽ làm việc giữa các tàu khu trục lớp Aegis.
Hiện Nhật chi đến 42 tỷ USD cho quốc phòng mỗi năm và ngân sách trên tiếp tục tăng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đã lật ngược lại vấn đề khi bày tỏ lo ngại rằng viễn cảnh một nước Nhật mạnh hơn sẽ làm gia tăng nguy cơ chạy đua vũ khí hạt nhân trong khu vực.
(Thanh Niên)
Có thể bạn sẽ thích