Đức, Nhật Bản, Brazil và Ấn Độ (G4) hôm qua trình lên Đại hội đồng bản nghị quyết mở rộng Hội đồng Bảo an thêm 10 thành viên, bao gồm 6 uỷ viên thường trực không có quyền phủ quyết và 4 nước không thường trực luân phiên.
Họ hy vọng bỏ phiếu sẽ được tổ chức trong tuần tới.
Phái đoàn đại diện ngoại giao Nhật Bản tại Liên Hợp Quốc cho biết dự thảo nghị quyết phải được dịch sang các ngôn ngữ chính thức của tổ chức quốc tế rồi mới phân phát cho 191 thành viên. "Nhật Bản sẽ tiếp tục coi trọng tình đoàn kết trong G4 và tìm kiếm sự ủng hộ, hợp tác của các nước thành viên thông qua những cuộc tham vấn rộng rãi", tuyên bố của phái đoàn có đoạn.
Một phái viên G4 giấu tên thừa nhận Libya không chấp nhận đề xuất nói trên vì Liên minh châu Phi (AU) quyết định đưa ra dự thảo nghị quyết riêng nhưng sẵn sàng đàm phán. Đức, Nhật, Brazil và Ấn Độ dự kiến sẽ thảo luận với AU tại hội nghị G8 tuần này.
Không có 53 phiếu của châu Phi, dự thảo của G4 sẽ không có đủ 128 phiếu (2/3 số phiếu) cần thiết trong Đại hội đồng gồm 191 thành viên.
Tổng thư ký Kofi Annan muốn Liên Hợp Quốc đạt được quyết định cải cách vào thời điểm hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 9. Ông khuyến nghị hai lựa chọn để mở rộng Hội đồng Bảo an từ 15 ghế như hiện nay lên 24. Đức, Nhật, Brazil và Ấn Độ muốn tăng lên 25 uỷ viên, còn AU muốn 26.
Liên minh châu Phi đề xuất 11 thành viên mới, bao gồm 6 thường trực và 5 không thường trực, trong đó có 2 nước châu Phi. Dự thảo của G4 lại dành một ghế không thường trực cho châu lục đen. Các nhà ngoại giao cho rằng nếu G4 để một ghế không thường trực cho châu Phi, thì các quốc gia châu Á và châu Mỹ Latin cũng sẽ đòi hỏi như vậy. Điều này khiến thoả hiệp rất khó khăn.
Trung Quốc phản đối trao ghế thường trực cho Nhật Bản. Mỹ thì muốn không quá 5 ghế thường trực và không có thường trực mới. Anh, Pháp ủng hộ G4, quan điểm của Nga chưa rõ ràng.
Bước đầu tiên là Đại hội đồng phải thông qua một nghị quyết khung, chưa nêu tên ứng viên, với 2/3 số phiếu. Bước hai là đưa ra danh sách ứng viên ghế thường trực. Bước cuối cùng là thay đổi Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó cơ quan lập pháp 5 nước ủy viên thường trực hiện tại có quyền phủ quyết.
(theo Reuters)
Họ hy vọng bỏ phiếu sẽ được tổ chức trong tuần tới.
Phái đoàn đại diện ngoại giao Nhật Bản tại Liên Hợp Quốc cho biết dự thảo nghị quyết phải được dịch sang các ngôn ngữ chính thức của tổ chức quốc tế rồi mới phân phát cho 191 thành viên. "Nhật Bản sẽ tiếp tục coi trọng tình đoàn kết trong G4 và tìm kiếm sự ủng hộ, hợp tác của các nước thành viên thông qua những cuộc tham vấn rộng rãi", tuyên bố của phái đoàn có đoạn.
Một phái viên G4 giấu tên thừa nhận Libya không chấp nhận đề xuất nói trên vì Liên minh châu Phi (AU) quyết định đưa ra dự thảo nghị quyết riêng nhưng sẵn sàng đàm phán. Đức, Nhật, Brazil và Ấn Độ dự kiến sẽ thảo luận với AU tại hội nghị G8 tuần này.
Không có 53 phiếu của châu Phi, dự thảo của G4 sẽ không có đủ 128 phiếu (2/3 số phiếu) cần thiết trong Đại hội đồng gồm 191 thành viên.
Tổng thư ký Kofi Annan muốn Liên Hợp Quốc đạt được quyết định cải cách vào thời điểm hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 9. Ông khuyến nghị hai lựa chọn để mở rộng Hội đồng Bảo an từ 15 ghế như hiện nay lên 24. Đức, Nhật, Brazil và Ấn Độ muốn tăng lên 25 uỷ viên, còn AU muốn 26.
Liên minh châu Phi đề xuất 11 thành viên mới, bao gồm 6 thường trực và 5 không thường trực, trong đó có 2 nước châu Phi. Dự thảo của G4 lại dành một ghế không thường trực cho châu lục đen. Các nhà ngoại giao cho rằng nếu G4 để một ghế không thường trực cho châu Phi, thì các quốc gia châu Á và châu Mỹ Latin cũng sẽ đòi hỏi như vậy. Điều này khiến thoả hiệp rất khó khăn.
Trung Quốc phản đối trao ghế thường trực cho Nhật Bản. Mỹ thì muốn không quá 5 ghế thường trực và không có thường trực mới. Anh, Pháp ủng hộ G4, quan điểm của Nga chưa rõ ràng.
Bước đầu tiên là Đại hội đồng phải thông qua một nghị quyết khung, chưa nêu tên ứng viên, với 2/3 số phiếu. Bước hai là đưa ra danh sách ứng viên ghế thường trực. Bước cuối cùng là thay đổi Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó cơ quan lập pháp 5 nước ủy viên thường trực hiện tại có quyền phủ quyết.
(theo Reuters)
Có thể bạn sẽ thích