Ngoại trưởng và người đứng đầu lực lượng phòng vệ Nhật Bản hôm nay đang ở Washington tham dự các cuộc họp an ninh với người đồng nhiệm Mỹ. Một trong các chủ đề trong chương trình nghị sự là eo biển Đài Loan - điểm quan trọng ở khu vực.
Người đứng đầu lực lượng phòng vệ Nhật Bản Yoshinori Ono (trái) bắt tay Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Howard Baker. Theo dự thảo đề xuất do báo chí Mỹ, Nhật đưa tin, Đài Loan được coi là mối lo ngại chung về an ninh - điều có thể làm Trung Quốc tức giận.
Tờ Washington Post cho biết Ngoại trưởng Nhật Bản Nobutaka Machimura và người đứng đầu lực lượng phòng vệ Yoshinori Ono sẽ cùng Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld tuyên bố an ninh ở eo biển Đài Loan là một "mục tiêu chiến lược chung".
Sửa đổi này có thể được đưa ra trong tuyên bố chung sau cuộc họp. Nó chứng tỏ mối lo ngại ngày một lớn của Washington và Tokyo về sức mạnh quân sự đang tăng lên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản chỉ cho biết từ lâu Nhật Bản đã tìm kiếm "cách lý giải chiến lược chung ở khu vực (châu Á - Thái Bình Dương)". Ông bác bỏ nhận định động thái này sẽ làm Trung Quốc tức giận. "Chúng tôi không gọi Trung Quốc là mối đe doạ hay cái gì khác", ông này nói. "Chúng tôi chỉ muốn đánh giá lại toàn bộ tình hình".
Bắc Kinh vốn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và đe doạ sẽ phát động chiến tranh nếu hòn đảo tuyên bố độc lập. Vấn đề Đài Loan mang tính nhạy cảm vì nếu xung đột xảy ra giữa Đài Loan và Trung Quốc, Washington đã nêu rõ sẽ bảo vệ hòn đảo.
Vai trò của Tokyo chưa bao giờ được giải thích rõ ràng dù hàng nghìn lính Mỹ đang đóng quân tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản. Hiến pháp hoà bình hiện hạn chế mức độ hỗ trợ quân sự mà nước này có thể trao cho Washington. Tuy nhiên, theo các quan chức Tokyo, tuyên bố hôm nay có thể mở đường cho Nhật Bản mở rộng mức độ hợp tác.
Cuộc họp ở Washington xảy ra đúng vào thời điểm quan hệ ngoại giao Nhật - Trung căng thẳng. Hồi tháng 11 năm ngoái, một tàu ngầm Trung Quốc đã đi vào vùng biển Nhật Bản.
Trong đường lối quốc phòng công bố cùng tháng, Tokyo lần đầu tiên mô tả việc Bắc Kinh xây dựng lực lượng quốc phòng là mối quan ngại chủ chốt.
Bắc Triều Tiên cũng nằm trong chương trình nghị sự hội đàm. Nhật và Mỹ đều muốn Bình Nhưỡng quay trở lại bàn đàm phán 6 bên.
Nguyễn Hạnh (theo BBC)
Người đứng đầu lực lượng phòng vệ Nhật Bản Yoshinori Ono (trái) bắt tay Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Howard Baker.
Tờ Washington Post cho biết Ngoại trưởng Nhật Bản Nobutaka Machimura và người đứng đầu lực lượng phòng vệ Yoshinori Ono sẽ cùng Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld tuyên bố an ninh ở eo biển Đài Loan là một "mục tiêu chiến lược chung".
Sửa đổi này có thể được đưa ra trong tuyên bố chung sau cuộc họp. Nó chứng tỏ mối lo ngại ngày một lớn của Washington và Tokyo về sức mạnh quân sự đang tăng lên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản chỉ cho biết từ lâu Nhật Bản đã tìm kiếm "cách lý giải chiến lược chung ở khu vực (châu Á - Thái Bình Dương)". Ông bác bỏ nhận định động thái này sẽ làm Trung Quốc tức giận. "Chúng tôi không gọi Trung Quốc là mối đe doạ hay cái gì khác", ông này nói. "Chúng tôi chỉ muốn đánh giá lại toàn bộ tình hình".
Bắc Kinh vốn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ và đe doạ sẽ phát động chiến tranh nếu hòn đảo tuyên bố độc lập. Vấn đề Đài Loan mang tính nhạy cảm vì nếu xung đột xảy ra giữa Đài Loan và Trung Quốc, Washington đã nêu rõ sẽ bảo vệ hòn đảo.
Vai trò của Tokyo chưa bao giờ được giải thích rõ ràng dù hàng nghìn lính Mỹ đang đóng quân tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản. Hiến pháp hoà bình hiện hạn chế mức độ hỗ trợ quân sự mà nước này có thể trao cho Washington. Tuy nhiên, theo các quan chức Tokyo, tuyên bố hôm nay có thể mở đường cho Nhật Bản mở rộng mức độ hợp tác.
Cuộc họp ở Washington xảy ra đúng vào thời điểm quan hệ ngoại giao Nhật - Trung căng thẳng. Hồi tháng 11 năm ngoái, một tàu ngầm Trung Quốc đã đi vào vùng biển Nhật Bản.
Trong đường lối quốc phòng công bố cùng tháng, Tokyo lần đầu tiên mô tả việc Bắc Kinh xây dựng lực lượng quốc phòng là mối quan ngại chủ chốt.
Bắc Triều Tiên cũng nằm trong chương trình nghị sự hội đàm. Nhật và Mỹ đều muốn Bình Nhưỡng quay trở lại bàn đàm phán 6 bên.
Nguyễn Hạnh (theo BBC)
Có thể bạn sẽ thích