Làn sóng bài Nhật đang lên cao ở Trung Quốc khiến cuộc sống của các thương nhân đến từ xứ phù tang thêm phức tạp. Khó khăn với họ sẽ còn tăng thêm bởi chiến dịch kêu gọi tẩy chay hàng hoá Nhật đang được hưởng ứng.
Sứ quán Nhật tại Bắc Kinh hôm qua cho biết có tới 10-20 nghìn người Trung Quốc tiếp tục tụ họp ở các đường phố Bắc Kinh đòi tẩy chay hàng Nhật.
Hôm qua, khoảng 3.000 người dân thành phố giàu có Thâm Quyến xuống đường tuần hành chống việc giới chức Nhật phát hành cuốn sách lịch sử che giấu quá khứ, và phản đối kế hoạch của Tokyo vận động để có ghế thường trực Hội đồng Bảo an. Biểu tình diễn ra bên ngoài siêu thị Seibu và chi nhánh của Jusco. Trước đó một ngày, một siêu thị của Nhật ở thành phố Thành Đô thuộc tỉnh miền tây Tứ Xuyên cũng bị đập phá cửa sổ.
Hiệp hội các nhà bán lẻ Trung Quốc đã kêu gọi bỏ sản phẩm Nhật khỏi các kệ hàng. Các tin nhắn trên điện thoại di động và Internet - phương tiện truyền tin ngày càng phổ biến ở Trung Quốc - đang nhanh chóng đưa đi những lời kêu gọi không dùng hàng Nhật.
"Nếu người Trung Quốc không dùng hàng Nhật một ngày, 1.000 công ty Nhật sẽ phá sản", là nội dung một tin nhắn. "Nếu người Trung Quốc không mua hàng Nhật 6 tháng, một nửa số người Nhật sẽ thất nghiệp; nếu tẩy chay trong một năm, nền kinh tế Nhật sẽ tan tành. Hãy gửi tin nhắn này cho nhiều người Trung Quốc khác, chúng ta sẽ chẳng cần tiến hành chiến tranh".
Khoảng 30 triệu người Trung Quốc đã ký vào một bản thỉnh nguyện thư trên mạng, kêu gọi phản đối nỗ lực kiếm ghế thường trực Hội đồng Bảo an LHQ của Tokyo.
Mấy năm gần đây đã có rất nhiều cuộc biểu tình ở Trung Quốc chống Nhật do nguyên nhân căng thẳng chính trị, là hệ quả của thời thực dân Nhật những năm 1930. Tuy nhiên những cuộc biểu tình trong tuần vừa rồi là sự kiện đầu tiên thực sự gây thiệt hại cho công việc kinh doanh của người Nhật.
Tokyo đang gây sức ép để Bắc Kinh ký một hiệp định bảo hộ đầu tư nhằm bảo vệ các lợi ích của Nhật trong trường hợp chúng bị phương hại. Tuy nhiên cho đến nay Trung Quốc vẫn không chấp nhận đàm phán về vấn đề này, đại diện Kandaren - nhóm các nhà kinh doanh Nhật - cho biết.
Các quan chức Nhật cho hay thiệt hại kinh tế do tình trạng căng thẳng hiện nay chỉ là rất nhỏ, nhưng các vụ phản đối bên ngoài hay tấn công vào siêu thị nói trên có thể dẫn đến những hậu quả gian tiếp nặng nề hơn nhiều.
Nhân viên các nhà hàng Nhật ở Thâm Quyến, nơi cách xa tâm điểm các cuộc tuần hành bài Nhật, cho biết họ đang mất dần khách hàng. Một quan chức hãng Aeon cho hay số lượng khách hàng tới siêu thị trong năm nay giảm so với năm ngoái.
"Trong số các công ty Nhật ở Trung Quốc, những hãng bán lẻ phải chịu nguy cơ lớn nhất, bởi họ chường mặt ra đường phố", David Marra, trưởng ban của hãng tư vấn AT Kearney tại Tokyo nói. "Tẩy chay thường có ảnh hưởng lớn đối với doanh thu của một cửa hàng trong thời gian ngắn. Một vài ngày tẩy chay của người tiêu dùng có thể tước đi lợi nhuận cả tháng của nhà kinh doanh".
Giới doanh thương cũng như quan chức Nhật Bản phản ứng thận trọng. Lãnh sự quán Nhật ở Quảng Châu đã hai lần cảnh báo công dân về các nguy cơ có thể đến từ những cuộc biểu tình. Một doanh nhân Nhật ở đây thì cho hay ông đã được nhắc nhở thận trọng hơn trong cách cư xử với công nhân người Trung Quốc, tránh dùng các từ ngữ có thể gợi lại cho họ ký ức về thời Nhật đô hộ.
Honda, hãng có nhà máy sản xuất ô tô ở Quảng Châu, yêu cầu nhân viên tránh lộ diện nhiều, không tổ chức tiệc tùng bên ngoài. Hiện hãng này có 140 nhân viên người Nhật ở tỉnh miền nam Trung Quốc.
"Chúng tôi rất lo ngại. Chúng tôi không muốn xuất hiện nhiều trong thời điểm nhạy cảm này, và sẽ giảm số lượng các chuyến công tác nước ngoài", ông Takeo Fukui, giám đốc điều hành Honda nói.
Những diễn biến căng thẳng này xảy ra trong lúc giới kinh doanh Nhật tăng cường đầu tư vào Trung Quốc, và các nhà bán lẻ Nhật trông đợi nhiều vào khả năng thu lợi nhuận từ thị trường nước láng giềng, bởi sức bán ở quốc đảo hiện yếu do kinh tế trì trệ và dân số già.
(vnexpress.net)
Sứ quán Nhật tại Bắc Kinh hôm qua cho biết có tới 10-20 nghìn người Trung Quốc tiếp tục tụ họp ở các đường phố Bắc Kinh đòi tẩy chay hàng Nhật.
Hôm qua, khoảng 3.000 người dân thành phố giàu có Thâm Quyến xuống đường tuần hành chống việc giới chức Nhật phát hành cuốn sách lịch sử che giấu quá khứ, và phản đối kế hoạch của Tokyo vận động để có ghế thường trực Hội đồng Bảo an. Biểu tình diễn ra bên ngoài siêu thị Seibu và chi nhánh của Jusco. Trước đó một ngày, một siêu thị của Nhật ở thành phố Thành Đô thuộc tỉnh miền tây Tứ Xuyên cũng bị đập phá cửa sổ.
Hiệp hội các nhà bán lẻ Trung Quốc đã kêu gọi bỏ sản phẩm Nhật khỏi các kệ hàng. Các tin nhắn trên điện thoại di động và Internet - phương tiện truyền tin ngày càng phổ biến ở Trung Quốc - đang nhanh chóng đưa đi những lời kêu gọi không dùng hàng Nhật.
"Nếu người Trung Quốc không dùng hàng Nhật một ngày, 1.000 công ty Nhật sẽ phá sản", là nội dung một tin nhắn. "Nếu người Trung Quốc không mua hàng Nhật 6 tháng, một nửa số người Nhật sẽ thất nghiệp; nếu tẩy chay trong một năm, nền kinh tế Nhật sẽ tan tành. Hãy gửi tin nhắn này cho nhiều người Trung Quốc khác, chúng ta sẽ chẳng cần tiến hành chiến tranh".
Khoảng 30 triệu người Trung Quốc đã ký vào một bản thỉnh nguyện thư trên mạng, kêu gọi phản đối nỗ lực kiếm ghế thường trực Hội đồng Bảo an LHQ của Tokyo.
Mấy năm gần đây đã có rất nhiều cuộc biểu tình ở Trung Quốc chống Nhật do nguyên nhân căng thẳng chính trị, là hệ quả của thời thực dân Nhật những năm 1930. Tuy nhiên những cuộc biểu tình trong tuần vừa rồi là sự kiện đầu tiên thực sự gây thiệt hại cho công việc kinh doanh của người Nhật.
Tokyo đang gây sức ép để Bắc Kinh ký một hiệp định bảo hộ đầu tư nhằm bảo vệ các lợi ích của Nhật trong trường hợp chúng bị phương hại. Tuy nhiên cho đến nay Trung Quốc vẫn không chấp nhận đàm phán về vấn đề này, đại diện Kandaren - nhóm các nhà kinh doanh Nhật - cho biết.
Các quan chức Nhật cho hay thiệt hại kinh tế do tình trạng căng thẳng hiện nay chỉ là rất nhỏ, nhưng các vụ phản đối bên ngoài hay tấn công vào siêu thị nói trên có thể dẫn đến những hậu quả gian tiếp nặng nề hơn nhiều.
Nhân viên các nhà hàng Nhật ở Thâm Quyến, nơi cách xa tâm điểm các cuộc tuần hành bài Nhật, cho biết họ đang mất dần khách hàng. Một quan chức hãng Aeon cho hay số lượng khách hàng tới siêu thị trong năm nay giảm so với năm ngoái.
"Trong số các công ty Nhật ở Trung Quốc, những hãng bán lẻ phải chịu nguy cơ lớn nhất, bởi họ chường mặt ra đường phố", David Marra, trưởng ban của hãng tư vấn AT Kearney tại Tokyo nói. "Tẩy chay thường có ảnh hưởng lớn đối với doanh thu của một cửa hàng trong thời gian ngắn. Một vài ngày tẩy chay của người tiêu dùng có thể tước đi lợi nhuận cả tháng của nhà kinh doanh".
Giới doanh thương cũng như quan chức Nhật Bản phản ứng thận trọng. Lãnh sự quán Nhật ở Quảng Châu đã hai lần cảnh báo công dân về các nguy cơ có thể đến từ những cuộc biểu tình. Một doanh nhân Nhật ở đây thì cho hay ông đã được nhắc nhở thận trọng hơn trong cách cư xử với công nhân người Trung Quốc, tránh dùng các từ ngữ có thể gợi lại cho họ ký ức về thời Nhật đô hộ.
Honda, hãng có nhà máy sản xuất ô tô ở Quảng Châu, yêu cầu nhân viên tránh lộ diện nhiều, không tổ chức tiệc tùng bên ngoài. Hiện hãng này có 140 nhân viên người Nhật ở tỉnh miền nam Trung Quốc.
"Chúng tôi rất lo ngại. Chúng tôi không muốn xuất hiện nhiều trong thời điểm nhạy cảm này, và sẽ giảm số lượng các chuyến công tác nước ngoài", ông Takeo Fukui, giám đốc điều hành Honda nói.
Những diễn biến căng thẳng này xảy ra trong lúc giới kinh doanh Nhật tăng cường đầu tư vào Trung Quốc, và các nhà bán lẻ Nhật trông đợi nhiều vào khả năng thu lợi nhuận từ thị trường nước láng giềng, bởi sức bán ở quốc đảo hiện yếu do kinh tế trì trệ và dân số già.
(vnexpress.net)
Có thể bạn sẽ thích