12 Tháng 4 2007 - Cập nhật 06h07 GMT
Báo Nhân Dân trích lời Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Dũng khẳng định rằng "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Phản hồi này được đưa ra nhằm bình luận về những phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Việt Nam phân lô, gọi thầu và hợp tác với Tập đoàn dầu khí BP của Anh xây dựng đường ống khí đốt ở Trường Sa.
Ông Lê Dũng được trích lời nói "Mọi hoạt động của Việt Nam tiến hành trên các quần đảo và vùng biển của Việt Nam, kể cả việc phân lô, thăm dò và khai thác dầu khí là hoàn toàn bình thường, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp và thực tiễn quốc tế.."
Ông nói thêm "Dự án hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty dầu khí BP của Anh được thực hiện từ năm 2000 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam".
'Xâm phạm chủ quyền'
Trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng chỉ trích việc Việt Nam hợp tác với công ty BP của Anh để lắp đặt đường ống khí đốt tại quần đảo Trường Sa cũng như tổ chức bầu cử quốc hội trên quần đảo này.
Việt Nam cũng đang có kế hoạch mở một số lô đấu thầu dầu khí tại vùng biển Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói trong buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Ba tuần trước rằng việc "Việc Việt Nam áp dụng hàng loạt hành động mới trên quần đảo Nam Sa đã đi ngược với nhận thức chung quan trọng về các vấn đề trên biển" mà hai bên đã đạt được.
Ông Tần gọi đây là hành động "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của Trung Quốc".
"Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam".
Tuyên bố của Người phát ngôn Trung Quốc được đưa ra trong lúc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm chính thức nước này.
Vùng tranh chấp
Khu vực mà Việt Nam gọi là Trường Sa, còn được các nước bao gồm Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên, Việt Nam và hãng BP của Anh đang chuẩn bị thực hiện dự án trị giá hai tỷ đôla lắp đặt đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ hai mỏ khí ở khu vực này.
Việt Nam cũng muốn tổ chức bầu cử quốc hội tại quần đảo mà Việt Nam cho là "chủ quyền không thể xâm phạm" của mình.
Tiếp ông Nguyễn Phú Trọng hôm 9/4, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc nói hai bên cần "giải quyết ổn thoả vấn đề biên giới lãnh thổ, thực hiện tốt các Hiệp định liên quan, cùng nhau giữ gìn ổn định của vùng Biển Nam Trung Quốc".
Về phần mình, Trung Quốc cũng cho các công ty dầu khí, mà điển hình là PetroChina, thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực tranh chấp.
Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991, sau nhiều năm cắt quan hệ ngoại giao và Trung Quốc mở chiến tranh biên giới năm 1979.
Năm 1988 từng xảy ra đụng độ vũ trang giữa hai nước tại Trường Sa, trong đó hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.
Theo BBC
Báo Nhân Dân trích lời Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Dũng khẳng định rằng "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Phản hồi này được đưa ra nhằm bình luận về những phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Việt Nam phân lô, gọi thầu và hợp tác với Tập đoàn dầu khí BP của Anh xây dựng đường ống khí đốt ở Trường Sa.
Ông Lê Dũng được trích lời nói "Mọi hoạt động của Việt Nam tiến hành trên các quần đảo và vùng biển của Việt Nam, kể cả việc phân lô, thăm dò và khai thác dầu khí là hoàn toàn bình thường, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp và thực tiễn quốc tế.."
Ông nói thêm "Dự án hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty dầu khí BP của Anh được thực hiện từ năm 2000 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam".
'Xâm phạm chủ quyền'
Trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng chỉ trích việc Việt Nam hợp tác với công ty BP của Anh để lắp đặt đường ống khí đốt tại quần đảo Trường Sa cũng như tổ chức bầu cử quốc hội trên quần đảo này.
Việt Nam cũng đang có kế hoạch mở một số lô đấu thầu dầu khí tại vùng biển Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói trong buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Ba tuần trước rằng việc "Việc Việt Nam áp dụng hàng loạt hành động mới trên quần đảo Nam Sa đã đi ngược với nhận thức chung quan trọng về các vấn đề trên biển" mà hai bên đã đạt được.
Ông Tần gọi đây là hành động "xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của Trung Quốc".
"Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam".
Tuyên bố của Người phát ngôn Trung Quốc được đưa ra trong lúc Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm chính thức nước này.
Vùng tranh chấp
Khu vực mà Việt Nam gọi là Trường Sa, còn được các nước bao gồm Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên, Việt Nam và hãng BP của Anh đang chuẩn bị thực hiện dự án trị giá hai tỷ đôla lắp đặt đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ hai mỏ khí ở khu vực này.
Việt Nam cũng muốn tổ chức bầu cử quốc hội tại quần đảo mà Việt Nam cho là "chủ quyền không thể xâm phạm" của mình.
Tiếp ông Nguyễn Phú Trọng hôm 9/4, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc nói hai bên cần "giải quyết ổn thoả vấn đề biên giới lãnh thổ, thực hiện tốt các Hiệp định liên quan, cùng nhau giữ gìn ổn định của vùng Biển Nam Trung Quốc".
Về phần mình, Trung Quốc cũng cho các công ty dầu khí, mà điển hình là PetroChina, thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực tranh chấp.
Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991, sau nhiều năm cắt quan hệ ngoại giao và Trung Quốc mở chiến tranh biên giới năm 1979.
Năm 1988 từng xảy ra đụng độ vũ trang giữa hai nước tại Trường Sa, trong đó hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.
Theo BBC
Có thể bạn sẽ thích