Một Ủy ban đặc biệt trực thuộc phủ thủ tướng Nhật hôm qua đã bắt đầu nhóm họp để xác định vương hiệu cho phu quân của nữ hoàng tương lai nước Nhật, sau khi ngày 1-12 Ủy ban này đã khẳng định: quyền kế vị ngai vàng sẽ thuộc về con trưởng của hoàng tộc, bất kể giới tính.
Sau cuộc họp này, Ủy ban trên đã đề nghị chính phủ phải thông qua các luật liên quan đến hoàng gia. Nhưng ngay lúc đó đã nảy sinh câu hỏi: phải gọi chồng của nữ hoàng tương lai là gì, bởi vì lịch sử của nước Nhật từ thế kỷ 6 tới thế kỷ 18, tất cả tám nữ hoàng đều hoặc độc thân, hoặc là góa phụ.
Hiện nay các chuyên gia dường như thống nhất gọi phu quân nữ hoàng bằng cách thêm vào trước tên ông tiếp tố “heika” (bệ hạ). Phương án cuối cùng sẽ được chuyển tới chính phủ xem xét và sau đó đưa ra cho Quốc hội phê chuẩn vào tháng 3-2006. Ngay sau đó, công chúa ba tuổi, con thái tử Naruhito, sẽ chính thức trở thành người kế vị ngai nữ hoàng, lần đầu tiên kể từ thế kỷ 18 tới nay trong lịch sử Nhật.
Cho đến nay, các chuyên gia của Ủy ban cũng thống nhất được một điểm: phải giữ cho được tuyến chính kế vị ngai vàng Nhật tồn tại từ 2600 năm nay. Theo chủ tịch Ủy ban trên, H. Yoshikawa, cựu hiệu trưởng Đại học Tokyo, nguyên tắc con trưởng làm vua đã là thông lệ và dễ dàng được chấp nhận. Và ngai vàng sẽ lại được trao cho một thái tử nếu hoàng gia lại có con trai trưởng. Ủy ban không chấp nhận để các thành viên hoàng tộc thuộc các “tuyến phụ”, tức từ gia đình họ hàng hoàng tộc, lên làm vua.
Trước khi đưa ra quyết định, Ủy ban trên đã chịu sức ép lớn từ phía các tổ chức bảo thủ hay cực hữu đòi phải để nam giới lên kế vị. Hoàng tử Tomohito, anh em chú bác với thái tử Naruhito, cũng chống lại việc để phụ nữ lên kế vị. Cho đến nay, tại Nhật vẫn lưu hành luật hoàng gia từ năm 1947, theo đó, chỉ con trai, mà phải là con trai của tân vương, mới được kế vị ngai vàng.
(Theo RIAN)
Sau cuộc họp này, Ủy ban trên đã đề nghị chính phủ phải thông qua các luật liên quan đến hoàng gia. Nhưng ngay lúc đó đã nảy sinh câu hỏi: phải gọi chồng của nữ hoàng tương lai là gì, bởi vì lịch sử của nước Nhật từ thế kỷ 6 tới thế kỷ 18, tất cả tám nữ hoàng đều hoặc độc thân, hoặc là góa phụ.
Hiện nay các chuyên gia dường như thống nhất gọi phu quân nữ hoàng bằng cách thêm vào trước tên ông tiếp tố “heika” (bệ hạ). Phương án cuối cùng sẽ được chuyển tới chính phủ xem xét và sau đó đưa ra cho Quốc hội phê chuẩn vào tháng 3-2006. Ngay sau đó, công chúa ba tuổi, con thái tử Naruhito, sẽ chính thức trở thành người kế vị ngai nữ hoàng, lần đầu tiên kể từ thế kỷ 18 tới nay trong lịch sử Nhật.
Cho đến nay, các chuyên gia của Ủy ban cũng thống nhất được một điểm: phải giữ cho được tuyến chính kế vị ngai vàng Nhật tồn tại từ 2600 năm nay. Theo chủ tịch Ủy ban trên, H. Yoshikawa, cựu hiệu trưởng Đại học Tokyo, nguyên tắc con trưởng làm vua đã là thông lệ và dễ dàng được chấp nhận. Và ngai vàng sẽ lại được trao cho một thái tử nếu hoàng gia lại có con trai trưởng. Ủy ban không chấp nhận để các thành viên hoàng tộc thuộc các “tuyến phụ”, tức từ gia đình họ hàng hoàng tộc, lên làm vua.
Trước khi đưa ra quyết định, Ủy ban trên đã chịu sức ép lớn từ phía các tổ chức bảo thủ hay cực hữu đòi phải để nam giới lên kế vị. Hoàng tử Tomohito, anh em chú bác với thái tử Naruhito, cũng chống lại việc để phụ nữ lên kế vị. Cho đến nay, tại Nhật vẫn lưu hành luật hoàng gia từ năm 1947, theo đó, chỉ con trai, mà phải là con trai của tân vương, mới được kế vị ngai vàng.
(Theo RIAN)
Có thể bạn sẽ thích